Danh ca Chế Linh kể những điều kỳ thú về “Thành phố buồn“

M.V
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sau 3 năm giãn cách xã hội do đại dịch Covid -19, danh ca Chế Linh mới có cơ hội trở lại quê hương để gặp nói chuyện và hát cho khán giả thân yêu, những người mà ông “nhớ rất nhiều”. Đây cũng chính là dịp ông đặc biệt kỷ niệm 80 năm cuộc đời, 60 năm ca hát của mình.

Với thành công trong đêm nhạc đầu tiên tại Hà Nội mang tên Bài ca kỷ niệm hồi tháng 9 vừa qua, danh ca cảm thấy mình vô cùng may mắn vì nhận được tình yêu thương của khán giả quê nhà, cảm xúc đứng trên sân khấu nghe tiếng khán giả hò hét tên mình với ông thật khó tả, vừa hạnh phúc, vừa bùi ngùi. Danh ca nói, “Tôi cảm ơn cuộc đời vì đã cho mình sức khỏe để trở về quê hương, để được hát cho khán giả của mình. Tôi đã có buổi hát đầu tiên tại Hà Nội đầy ắp khán giả yêu thương.

Danh ca Chế Linh kể những điều kỳ thú về “Thành phố buồn“ - ảnh 1
Danh ca Chế Linh- một trong những nghệ sĩ lớn tuổi nhất vẫn miệt mài đi hát trên sân khấu hiện nay 

Ở tuổi 80, ông càng thấm thía hai tiếng quê hương, bởi vì, với một người xa xứ mấy chục năm như Chế Linh, quê hương là biết bao nhiêu kỷ niệm. “Quê hương, khán giả cho tôi nhiều lắm. Cho nên, tôi phải trở về, đem hình hài này, giọng hát này đến với khán giả”- Chế Linh nói thêm. Vì tình yêu ấy, Chế Linh luôn cố gắng giữ sức khỏe để biểu diễn hay nhất, đền đáp tình thương yêu của khán giả. Ông tập luyện hàng ngày cũng bởi vì vẫn còn sự thương mến ấy.

Vào ngày 15/10 tới đây, Chế Linh sẽ có đêm nhạc đặc biệt quan trọng tại Mây in the nest (Mây Lang Thang), Đà Lạt trong tour diễn này mang tên Thành phố buồn. Đây cũng chính là ca khúc mang đến cho Chế Linh và cả nhạc sỹ Lam Phương không chỉ sự nổi tiếng mà còn nhiều giá trị kỷ niệm của đời nghệ sỹ. Tác phẩm ra đời năm 1970, lúc nhạc sĩ Lam Phương theo đoàn văn công Hoa Tình Thương lên Đà Lạt trình diễn. Giữa khung cảnh thành phố bảng lảng khói sương, ông tức cảnh sinh tình sáng tác. Cố nhạc sĩ lồng ghép câu chuyện về một đôi tình nhân không đến được với nhau, khiến nhiều người từng lầm tưởng đó là chuyện tình thật của ông.

Danh ca Chế Linh kể những điều kỳ thú về “Thành phố buồn“ - ảnh 2
Tuổi đời của ca khúc "Thành phố buồn" không kém tuổi nghề của danh ca Chế Linh là bao. Photo: Bình Quách 

Thành phố buồn của Lam Phương được Đài Phát thanh Đà Lạt phát sóng đầu tiên, sau đó lan tỏa khắp miền Nam. Trong sách Lam Phương- Trăm nhớ ngàn thương, do Nguyễn Thanh Nhã chấp bút theo tài liệu của gia đình, nhờ tiền tác quyền của bài hát này mà vợ chồng nhạc sĩ Lam Phương mua căn biệt thự gần 300 mét vuông ở số 42 đường Nguyễn Lâm, quận 10, Sài Gòn. Ngôi nhà này giờ là tài sản của người thân gia đình nhạc sĩ Lam Phương.

Thành phố buồn không chỉ phổ biến trên đài phát thanh mà còn lan tỏa nhờ kịch nói. Thời đó mỗi tối thứ năm, Đài Truyền hình Sài Gòn có tiết mục thoại kịch và những vở của Ban Kịch Sống Túy Hồng bao giờ cũng thu hút người xem. Người ta kéo nhau tới những nhà có tivi, đứng kín trong nhà, cửa ra vào và cả cửa sổ để xem kịch. Ngay sau đêm vở Phi vụ cuối cùng phát sóng với ca khúc Thành phố buồn vang lên xuyên suốt, người dân lùng sục tờ in bài hát. Chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn có tờ bài nhạc Thành phố buồn để trên kệ sách, theo tác giả kịch Thanh Thủy.

Thành phố buồn đại chúng đến mức có thể người nghe không biết tên tác giả nhưng chỉ cần nghe đoạn nhạc dạo là nhận ra ca khúc. Bài hát gắn với Chế Linh - một trong "tứ đại danh ca Sài Gòn" cùng với Nhật Trường (Trần Thiện Thanh), Duy Khánh và Hùng Cường.

Chính vì với những kỷ niệm sâu đậm như vậy, lần này trở về Đà Lạt, hát liveshow Thành phố buồn trong tour diễn kỷ niệm 60 năm ca hát của mình, với Chế Linh là cơ hội quan trọng để ông tri ân cuộc đời và khán giả. Hiện tại, ông rất hồi hộp và ngóng chờ đến ngày để gặp gỡ khán giả tại thành phố sương mù. Để cùng khán giả quay ngược thước phim trở về với thanh xuân tươi đẹp. Đêm diễn gồm nhiều ca khúc của Lam Phương, Trúc Phương, Anh Bằng, Phạm Thế Mỹ, Tô Thanh Tùng, Trần Quảng Nam, Thái Thịnh… như Ai cho tôi tình yêu, Thói đời, Duyên phận, Mười năm tình cũ, Con đường mang tên em, Phố đêm, Đà lạt hoàng hôn… Trong chương trình, Chế Linh cũng trình bày nhiều tác phẩm do ông sáng tác với bút danh Tú Nhi như Đoạn buồn cho tôi, Xin làm người xa lạ, Đoạn cuối tình yêu, Mai lỡ mình xa nhau… Ngoài Chế Linh, chương trình còn có ba ca sĩ khách mời là Sơn Tuyền, Quang Thành và Tố My. Quang Thành và Tố My là hai giọng hát trẻ được Chế Linh chọn hát chung chương trình vì sự tươi mới. 

Danh ca Chế Linh kể những điều kỳ thú về “Thành phố buồn“ - ảnh 3
Người vợ trẻ xinh đẹp của Chế Linh vẫn luôn sát cánh bên ông trong chặng đường biểu diễn

Liveshow Thành phố buồn được xem là buổi biểu diễn đặc biệt nhất của chuỗi chương trình kỷ niệm 60 năm ca hát của danh ca Chế Linh bởi nó gắn với những kỷ lục trong đời nghệ sỹ của danh ca Chế Linh cùng ca khúc nổi tiếng nhất của ông.

Nhân dịp này, danh ca Chế Linh cũng chia sẻ, hiện ông vẫn sáng tác và những tác phẩm mới của ông sẽ ra mắt trong tập nhạc được xuất bản trong thời gian tới cùng với những kỷ niệm về các tác phẩm. Danh ca cũng tâm sự, về tương lai, ông mong muốn sẽ có một nhà lưu niệm nhỏ tại Việt Nam, nơi lưu giữ những kỷ vật của đời nghệ sỹ Chế Linh tại Việt Nam mà khán giả có thể tìm đến để nhớ về ông. Và giá trị từ những kỷ vật ấy sẽ dành cho một quỹ từ thiện nào đó. Sau đêm nhạc ở Đà Lạt, Chế Linh sẽ có một đêm nhạc tiếp theo tại Hà Nội vào ngày 19/10. 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

(PNTĐ) - Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND tại kỳ họp thứ 22 (khóa XVI), ngày 29/4/2025, ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản và công trình kiến trúc cần được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Đây là bước triển khai cụ thể Luật Thủ đô và các quy định liên quan trong công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.
Liên kết vùng - Động lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Liên kết vùng - Động lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Công nghiệp văn hóa (CNVH) đang dần trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế hiện đại, góp phần tạo dựng sức mạnh mềm và hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy liên kết vùng nhằm tạo ra các sản phẩm CNVH có giá trị gia tăng cao không chỉ là nhu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội mà còn là xu thế tất yếu đối với cả vùng đồng bằng sông Hồng.
Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

(PNTĐ) - Ca sĩ Long Nhật đang gây chú ý khi vừa đột ngột tuyên bố từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo của hai cuộc thi: Giọng ca vàng Bolero Việt Nam và Tình ca Quê hương Việt Nam do Trung tâm Giọng ca vàng Việt Nam tổ chức. Điều này dấy lên nghi ngờ nam ca sĩ có sự không hài lòng nào đó với hai cuộc thi này.