Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn

MINH ĐỨC/TTXVN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thăng Long tứ trấn là 4 di tích tiêu biểu, trấn giữ 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa, gồm các đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Quán Thánh. Hơn một nghìn năm qua, 4 ngôi đền thiêng luôn giữ vị trí đặc biệt trong không gian văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Đầu Xuân Ất Tỵ, người dân Thủ đô Hà Nội cùng du khách nô nức đến "Thăng Long tứ trấn" để cầu mong hạnh phúc, bình an dịp năm mới, cũng là dịp để thưởng ngoạn nét đẹp văn hóa lịch sử truyền thống lâu đời, hướng về những giá trị tinh thần cao đẹp, nuôi dưỡng thiện lành và tinh thần lạc quan cho hành trình phía trước.

Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 1
Đền Kim Liên được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng ngay sau khi lập kinh đô Thăng Long (1010) nhằm mục đích bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam.
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 2
Người dân đi lễ tại đền Kim Liên trong dịp Tết là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt nhằm cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, mọi sự thuận lợi. 
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 3
Đền Voi Phục hiện nay nằm tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Gọi là đền Voi Phục vì phía trước đền có đắp hai con voi quỳ gối.
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 4
Người dân đi lễ đầu năm tại đền Voi Phục để cầu mong sức khỏe, bình an và hạnh phúc cho gia đình. 
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 5
Đền Quán Thánh nằm tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình, được xây dựng vào những năm đầu khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. 
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 6
Đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa, có tên chữ là Trấn Quán Vũ, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ thu hút đông đảo người dân đến vào dịp đầu Xuân năm mới. 
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 7
Người dân đi lễ đầu năm tại đền Bạch Mã để cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình.
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 8
Đền Bạch Mã được xây dựng ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Đền thờ thần Long Đỗ - vị thần bảo hộ Kinh thành Thăng Long, trấn giữ phía Đông (Thành hoàng Hà Nội).
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn - ảnh 9
Không chỉ người dân Thủ đô mà cả các du khách nước ngoài cũng đến để tìm hiểu, tham quan đền Bạch Mã trong dịp đầu Xuân. 

Tin cùng chuyên mục

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.