Để đồng tiền từ thiện nảy nở phúc lành

Chia sẻ

Câu chuyện gây bão dư luận thời gian qua là việc danh hài Hoài Linh bị nghi “ỉm” gần 14 tỷ đồng tiền từ thiện cho đồng bào bão lụt miền Trung, 6 tháng nay vẫn "ngâm" trong tài khoản. Rồi cách giải ngân gần chục tỷ đồng tiền từ thiện của MC Trấn Thành khiến dư luận dậy sóng, đặt ra nhiều vấn đề xung quanh chuyện người nổi tiếng làm từ thiện.

Hoài Linh, Trấn Thành đang vướng lùm xùm chuyện giải ngân tiền từ thiện (Ảnh:Int)Hoài Linh, Trấn Thành đang vướng lùm xùm chuyện giải ngân tiền từ thiện (Ảnh:Int)

1Thật ra cho đến giờ phút này, chưa ai và có lẽ cũng không ai có thể chứng minh rõ ràng Hoài Linh đã “tơ hào”, “biển thủ” hay có ý định biển thủ đối với gần14 tỷ đồng từ thiện ủng hộ đồng bào bị bão lụt miền Trung cuối năm 2020. Nhưng nhiều người thì tỏ ý nghi ngờ, thậm chí “nói lời cay đắng” về trách nhiệm của Hoài Linh trong việc này, thậm chí đã gửi đơn lên Bộ VHTT&DL yêu cầu tước danh hiệu NSƯT của Hoài Linh.

Dư luận “sốc” và thất vọng là bởi "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Cái con số 14 tỷ kia, khi cứu trợ 6 tháng trước thì vô cùng ý nghĩa, còn giờ đây, khi nước lũ đã rút, cái đói, cái rét đã qua, thì hẳn ý nghĩa của việc cứu trợ cũng giảm đi rất nhiều.. Và tự trong lương tâm, Hoài Linh hẳn cũng hiểu mình đã phụ tấm lòng của biết bao người, hình ảnh của anh sụp đổ đã đành, nhưng tệ hại hơn còn kéo theo hậu quả là người dân không còn tin tưởng vào việc kêu gọi cứu trợ, thiện nguyện của nghệ sĩ nữa.

2. Trong cơn hưng phấn của cảm xúc khi nhìn thấy thiên tai, bão lũ, những hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, nghệ sĩ rất dễ bốc đồng tung ra những dự định, những lời hứa “làm lớn”. Thế nhưng khi cơn hưng phấn qua đi, ôm trong tay hàng tỷ đồng tiền cứu trợ do người dân quyên góp, họ phải quản lý và giải ngân sao đây?

Với một chương trình từ thiện lớn, khi đối tượng thụ hưởng đa dạng, trải trên nhiều làng, xã, tỉnh, huyện… mục tiêu cũng đa dạng, nào quà, nào tiền, lúc thì phải trao cần câu, lúc thì nên trao con cá. Khi đó, nhất thiết phải có sổ sách, phải có bình bầu đối tượng thụ hưởng (cơ sở pháp lý lựa chọn thường là danh sách do chính quyền địa phương lập). Nếu là dự án đầu tư thì không chỉ có khởi công, mà còn phải có thi công, giám sát, nghiệm thu, khánh thành, kiểm toán...

Còn nhớ cách đây mấy năm, khi quy mô kêu gọi từ thiện của cá nhân những người nổi tiếng chỉ dừng lại con số vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, việc MC Phan Anh quyên góp được hơn 20 tỷ đồng đã gây ra cơn chấn động. Và cũng vì số tiền quá lớn này, những tranh cãi om sòm đã nổ ra trong suốt một thời gian dài về việc người nổi tiếng được quyền quyên góp từ thiện ra sao, phải quản lý sổ sách thế nào, kiểm toán ra sao… Khúc mắc này càng khiến dư luận khó tha thứ cho Hoài Linh. Thực tế việc vận động quyên góp từ thiện được bao nhiêu tiền chỉ là bước khởi đầu, còn cả một hành trình dài về việc quản lý, sử dụng, minh bạch hóa nó nữa. Cá nhân nghệ sĩ có bao nhiêu nhiệt huyết và thời gian để làm hết được những việc này sau khi đứng ra kêu gọi cứu trợ?

3. Năm ngoái, quy mô quyên góp của nghệ sĩ Việt đã lên con số hơn 150 tỷ, đó là ca sĩ Thủy Tiên. Cũng có nhiều ồn ào quanh việc Thủy Tiên rút ví đưa 200 triệu cho một người dân bị thiệt hại nặng nề trong bão. Cũng rất quen cảnh cô cầm những cục tiền 5-10 triệu chia cho bà con như… chia kẹo. Thủy Tiên phát tiền như vậy, hiệu quả ra sao, dư luận cũng cần biết để mà tiếp tục hay không ủng hộ cách làm của cô.

Sau Hoài Linh, đến lượt Trấn Thành cũng phải “minh bạch hóa” số tiền gần chục tỷ từ thiện. Ai cũng thấy là Trấn Thành vô cùng minh bạch, nhưng xem cách anh “giải ngân” bằng cách chuyển mấy trăm triệu, rồi mấy tỷ cho người khác đi phát quà thay mình bỗng có cảm giác rằng đó là chỉ cách “giải ngân” cả cục cho xong. Khi một em bé đập lợn đất tiết kiệm, một học sinh nhịn quà sáng để lấy tiền hưởng ứng lời kêu gọi từ thiện của nghệ sĩ, có lẽ các em đều hình dung tới cảnh nghệ sĩ cầm đồng tiền của mình mang đến trao tận tay cho một người nghèo khổ cần giúp đỡ nào đó và nhận lại những lời cảm ơn chân thành. Vì thế chắc rằng các em sẽ không vui lắm nếu biết đồng tiền của mình chỉ được nghệ sĩ thần tượng gộp chung vào một cục, rồi E-banking “chuyển khoản” tới một người khác được ủy quyền, thế là xong.

Tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người Việt Nam là một nguồn lực to lớn trong xã hội. Từ bao đời nay, các tổ chức xã hội đã làm rất bài bản công tác từ thiện, mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, từ đây nhân lên rất nhiều tình yêu thương, sẻ chia và gắn kết cộng đồng. Tiền quyên góp cho các hoạt động thiện nguyện cộng đồng dù nhỏ hay lớn đều cần làm thật chu đáo để nó nảy nở phúc lành cho tất cả các bên, rồi từ đó sẽ tiếp tục nhân lên. Của cho không bằng cách cho là vậy!

 NGUYỄN MỸ

Tin cùng chuyên mục

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của tháng Tám lịch sử - mùa Thu Cách mạng, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

(PNTĐ) - Gia đình Haha, Sao nhập ngũ, 2 ngày 1 đêm… loạt gameshow đưa nghệ sĩ về trải nghiệm đời sống thường nhật ở thôn quê đang trở thành món ăn tinh thần được khán giả đón nhận mạnh mẽ. Không phải mô hình mới nhưng vẫn trở thành xu hướng, vì sao “sao về quê” lại gây nghiện?
 Văn hóa, du lịch, thể thao 6 tháng đầu năm: Nhiều điểm sáng, chuyển biến tích cực

Văn hóa, du lịch, thể thao 6 tháng đầu năm: Nhiều điểm sáng, chuyển biến tích cực

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Bộ VHTTDL và trực tuyến tới 34 điểm cầu tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.
“Bút sắc, lòng son” – Trưng bày xúc động về ý chí người chiến sĩ cách mạng trong ngục tù Hỏa Lò

“Bút sắc, lòng son” – Trưng bày xúc động về ý chí người chiến sĩ cách mạng trong ngục tù Hỏa Lò

(PNTĐ) - Sáng 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son” nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025),