Để hầu đồng trở thành di sản văn hóa

Chia sẻ

PNTĐ-“Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng hội đủ điều kiện để đưa vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO công nhận vào năm 2015”...

 
Đó là chia sẻ của GS, TS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam tại buổi giao lưu “Hầu đồng vẻ đẹp tâm linh người Việt” và ra mắt  “Câu lạc bộ hát và diễn xướng hầu đồng” tại chùa Tứ Kỳ (Hà Nội) vừa qua.
 
 Một loại hình văn hóa tín ngưỡng hấp dẫn
 
Từ năm 2007, dự án Bảo tồn Văn hoá Đạo Mẫu Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam) đã tập trung việc nghiên cứu đạo mẫu dưới góc độ cộng đồng. Trước đó, những năm 80 của thế kỷ trước, tổ chức này đã nghiên cứu về nghi lễ hát chầu văn diện rộng và thành quả đạt được là, đã minh oan được cho hầu đồng và hát văn không còn là loại hình mê tín dị đoan nữa.
 
Để hầu đồng trở thành di sản văn hóa  - ảnh 1
Buổi diễn hầu đồng tại hội thảo
 
Cách đây 3 năm, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam đã tổ chức hầu đồng tại Trung tâm Văn hóa Pháp. Cuộc “lên đồng hầu thánh” lần ấy đã thành công ngoài tưởng tượng. BTC đã phải “khóa trái” của khán phòng từ 17h mặc dù 18h chương trình mới bắt đầu vì lượng người kéo đến quá đông. Điều đó cho thấy sự thu hút của hầu đồng và hát văn đối với công chúng là vô cùng lớn.
 
Ông Thịnh còn cho biết, năm ngoái Trung tâm Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng đã đem chầu văn, hầu đồng ra tận Côn Đảo – nơi mà người dân không hề có khái niệm gì về nghi lễ này, và kết quả là người dân ở đây vô cùng thích thú với Hầu đồng. Có một người bạn bên Mỹ còn nhắc nhở ông Thịnh rằng, tại sao Việt Nam chưa đưa chầu văn, hầu đồng ra với thế giới...
 
Cuối năm 2012, Bộ VHTT&DL thành lập Hội đồng di sản phi vật thể. Ngay trong lần ra mắt, Hội đồng đã trình lên Bộ hồ sơ hầu đồng, đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam. Theo như GS Ngô Đức Thịnh thì Bộ hoàn toàn đồng ý. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam đang phối hợp với tỉnh Nam Định chuẩn bị hồ sơ gửi lên UNESCO để cố gắng đến năm 2015 sẽ công nhận nghi lễ hầu đồng (trong đó có hát văn) được công nhận là Di sản phi vật thể nhân loại.
 
Theo quy định của UNESCO, hằng năm mỗi nước chỉ được gửi 2 hồ sơ, một vật thể, một phi vật thể. Hiện đã có hồ sơ ứng cử phi vật thể năm 2014 là đờn ca tài tử Nam Bộ, cho nên đến 2015 mới tới nghi lễ hầu đồng.
 
Càng nhiều CLB hầu đồng càng mừng?
 
Hiện nay, ở nhiều địa phương, các CLB chầu văn, hầu đồng “mọc lên như nấm”. Nhiều người lo ngại tín ngưỡng dân gian này sẽ bị biến tướng và có thể trở thành vấn nạn mê tín dị đoan. Nhưng theo ông Ngô Đức Thịnh, hiện tượng đó là một tín hiệu đáng mừng, giúp cho nghi lễ chầu văn, hầu đồng thành dần trở thành một hiện tượng văn hóa. Vì là, một trong những cái yếu nhất của hầu đồng hiện nay là không có tổ chức gì cả, ai muốn làm gì thì làm.
 
Bởi thế mà nhiều lúc chầu văn, hầu đồng bị biến dạng. Nếu tập hợp lại thành một tổ chức, việc đưa nghi lễ chầu văn trở lại quỹ đạo của truyền thống để giữ được bản sắc, giá trị của hát văn và hầu đồng sẽ được tiến hành dễ dàng hơn. Đây cũng là lý do để ông Thịnh và các đồng nghiệp ấp ủ ý tưởng xây dựng đề án thành lập Trung tâm thờ mẫu Việt Nam.
 
Tuy nhiên, ông Thịnh cũng trăn trở, vấn đề cốt yếu chính là giữ được hầu đồng như một nghi thức tin ngưỡng, cái hay  cái đẹp của nó chính là sự thiêng liêng. Còn khi mà mất đi tính thiêng thì nó cũng là một hình thức sinh hoạt dân gian bình thường khác.
 
 Hầu đồng là hình thức mơ gặp thấy thần linh để phù trợ cho con người có sức khỏe, tài lộc. Đây là một nghi lễ có giá trị tâm linh rất lớn. Ngoài nhu cầu tâm linh, đó còn là nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Gần đây một số nơi đã đưa hầu đồng lên sân khấu và có xu hướng nghệ thuật hóa, như vở kịch “Tâm linh Việt” của Nhà hát tuổi trẻ, đã biểu diễn hầu đồng như một tiết mục nghệ thuật. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam đó là một nỗ lực để hình thức tín ngưỡng này gần gũi hơn với công chúng.
 
 
Phạm Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.