Diễn viên Quỳnh Kool: “Mẹ tin tưởng vì tôi rất ngoan”

Chia sẻ

Nữ diễn viên Quỳnh Kool đang là một trong những gương mặt trẻ tạo được nhiều ấn tượng trên phim truyền hình Việt thời gian gần đây. Báo Phụ nữ Thủ đô có cuộc trò chuyện với cô về vai diễn “nặng ký” mà cô đảm nhiệm trong “Hãy nói lời yêu” đang phát sóng trên VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam vào các tối thứ Năm, thứ Sáu hàng tuần.

- Vào nghề khi còn trẻ, nhưng lại đảm nhiệm những vai rất ấn tượng như “tiểu tam” trong “Nàng dâu order”, hay vai diễn mới trong “Hãy nói lời yêu”, làm sao để bạn hóa thân vào nhân vật “nặng ký” như vậy?

- Tôi tìm thông tin, xem các bộ phim của nước ngoài để xem cách diễn của họ. Kể cả những cảnh khóc phải khóc làm sao cho đẹp, đứng trước gương tự diễn trước khi lên hình. Thời gian vừa rồi, tôi nhận cùng lúc hai vai Cao Minh Ngọc của “Hướng dương ngược nắng” và Hoàng My của “Hãy nói lời yêu”, lịch quay liên tục khiến tôi gần như không có một ngày nghỉ nào cả. Hơn 6 tháng liên tiếp ngày nào cũng quay từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí có những hôm tôi phải quay từ 7h sáng hôm trước đến 5h sáng hôm sau mà tôi không có thời gian để nghỉ.

Đến những ngày cuối cùng, tôi phải quay những cảnh nặng tâm lý, quay những cảnh khóc gần cả tuần liền. Tôi phải tập trung để vừa nhớ thoại, vừa nhớ cách diễn làm sao hoà vào nhân vật, phải tập trung 100% năng lực của mình. Có những cảnh, tôi cảm thấy đau đầu, phải uống thuốc giảm đau. Có những hôm buổi sáng tôi phải truyền nước, nhưng buổi chiều lại đến quay tiếp.

Quỳnh Kool và Công Dương trong phim “Hãy nói lời yêu”. Ảnh: IntQuỳnh Kool và Công Dương trong phim “Hãy nói lời yêu”. Ảnh: Int

- Trong phim "Hãy nói lời yêu", cảnh quay nào là khó nhất với Quỳnh Kool, có phải là cảnh Hoàng My bị đánh ghen?

- Khó từ đầu đến cuối, cảnh nào cũng khó, nhất là những cảnh My bị đánh, có khi quay xong cả tiếng tôi vẫn khóc. Tôi thấy thương nhân vật, khổ sở, đau đớn quá, không ai bên cạnh cô ấy. Lúc quay, tôi bảo bị đánh thật để mình có cảm xúc. Có ngày quay tôi bị đánh từ 10h sáng đến 2-3h chiều, đến nỗi quay xong, tôi bị chảy máu tai, đỏ hết vai.

- Sau vai diễn Hoàng My của “Hãy nói lời yêu”, Quỳnh Kool mong nhận được vai diễn như thế nào?

- Đến thời điểm này tôi vẫn đang dồn hết tâm huyết cho vai diễn Hoàng My và Cao Minh Ngọc vì 2 vai diễn này chưa kết thúc. Sau đó, tôi dành thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch để cân bằng lại cảm xúc trước khi nhận kịch bản mới.

Hoàng My là một vai diễn “nặng”, không đơn thuần là cáu gắt mà từ nội tâm. My bị mẹ áp phải thế này, thế kia để không bị sa đà vào những cạm bẫy của cuộc sống. Cô ấy không biết rằng ngoài kia có nhiều cạm bẫy. Mọi thứ ập tới với My, những nỗi đau, sự thống khổ, đến mức nước mắt không còn chảy được nữa.

- Ở ngoài đời, Quỳnh Kool có bị mẹ cấm đoán hay áp đặt điều gì?

- Mẹ tôi cũng giống như bà mẹ ở trong phim, lúc nào cũng muốn con mình ngoan ngoãn, bảo con không được thế này thế kia. Nhưng chỉ lúc học cấp hai, cấp ba, chứ lớn hơn rồi thì mẹ tôi tâm lý hơn. Khi học đại học, tôi đã được tự quyết định mọi thứ. Mẹ cũng biết rằng tuổi đó các con cần đi ra ngoài xã hội, va vấp, trải nghiệm. Mẹ rất tin tưởng vì tôi rất ngoan. Tôi tự tin về điều này, vì nếu hư hỏng thì tôi đã không có được như ngày hôm nay. Tôi cũng tin sự nỗ lực, cố gắng của mình sẽ được đền đáp.

- Những vai diễn của Quỳnh Kool vẫn nhận những ý kiến trái chiều, thời điểm này, bạn đối diện ra sao với những lời khen chê?

- Trải qua rất nhiều thứ, học được rất nhiều bài học, tôi nghĩ mình đã có thể thấu hiểu được khán giả. Hiện giờ tôi thấy yêu thương họ nhiều hơn là trách móc. Ít ra mọi người vẫn để ý đến mình, mọi người chửi có lẽ vì đang bị cuốn theo nhân vật quá. Đây là điều khá thú vị khi phim có thể thu hút khán giả, khiến họ nhập tâm đến như thế. Bản thân tôi ngày xưa xem phim cũng có sự yêu - ghét nhân vật, nên tôi có sự đồng cảm với khán giả.

Bị chửi bới xúc phạm là điều không ai mong muốn, tôi chọn im lặng vì một điều nhịn là chín điều lành. Trước đây tôi từng đau khổ, khóc khi nhân vật của mình bị chửi bới, nhưng theo thời gian tôi không còn như thế nữa mà tập trung vào vai diễn của mình.

- Cảm ơn Quỳnh Kool!

NGUYÊN VŨ (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.