“Điều còn mãi 2023”: Tri ân thế hệ đi trước bằng những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) -Đúng 14h chiều 2/9, Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi2023 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Những người làm chương trình muốn thông qua những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc để tôn vinh quá khứ, thể hiện lòng biết ơn với những hy sinh của thế hệ đi trước và gửi gắm niềm tin, khát vọng của dân tộc Việt Nam trên con đường tiến tới thịnh vượng, phát triển.

Khai mạc chương trình, ông Nguyễn Văn Bá- TBT báo Vietnamnet phát biểu: ''Vào giờ khắc lịch sử này, cách đây 78 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Từ 14 năm nay, vào giờ khắc đó, những giai điệu tự hào của Điều còn mãi lần được cất lên từ khán phòng Nhà hát Lớn và trên sóng truyền hình quốc gia VTV.

Trong 13 năm đồng hành cùng khán giả yêu nhạc của Điều còn mãi, với nhiều chương trình được biểu diễn trên sân khấu và 1 chương trình phát online, hàng trăm nghệ sĩ đã trình diễn hàng trăm tác phẩm khí nhạc và thanh nhạc tiêu biểu nhất trong nền âm nhạc Việt Nam bằng một hình thức sang trọng nhất, bác học nhất của âm nhạc: Đó là nhạc giao hưởng.

Không chỉ muốn tái hiện dấu ấn của lịch sử vào thời hiện đại, sân khấu Điều còn mãi còn là nơi nhiệt huyết bừng cháy trong những trái tim tuổi trẻ hiện đại với những tác phẩm sục sôi sức trẻ như Những trái tim Việt Nam:

"Hừng hực nghe tiếng quê hương vẫу gọi. 

Tổ quốc đang kêu tên mình". 

Điều còn mãi ở đây là dân tộc này, đất nước này, là tinh thần phụng sự cho đến hơi thở cuối cùng, là sự tin yêu hết lòng hết sức góp phần vào sự phát triển phồn vinh của đất nước trong mỗi một con người Việt Nam”.

“Điều còn mãi 2023”: Tri ân thế hệ đi trước bằng những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc - ảnh 1
Ca sĩ Đào Mác hát ca khúc "Giai điệu tổ quốc" qua phần chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng với sự hỗ trợ của dàn hợp xướng Kosmos Opera. 

Chương trình được chỉ huy bởi nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, với sự góp mặt của các ca sĩ trong lĩnh vực âm nhạc thính phòng cổ điển như: NSƯT Đăng Dương, Phạm Thu Hà, Đỗ Tố Hoa, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác, Tùng Dương, nhóm Oplus cùng Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam, Dàn hợp xướng Kosmos Opera và hai nghệ sĩ độc tấu nhạc cụ cổ truyền (NSƯT Lệ Giang chơi đàn bầu) và jazz (nghệ sĩ saxophone An Trần).

Như thông lệ, "Điều còn mãi" 2023 được mở đầu với tiết mục Quốc ca Việt Nam với lễ chào cờ. Phần trình diễn linh thiêng gây xúc động trong lòng khán giả, thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam.

“Điều còn mãi 2023”: Tri ân thế hệ đi trước bằng những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc - ảnh 2
Ca sĩ Tùng Dương hát "Đất nước lời ru" của nhạc sĩ Văn Thành Nho do nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng chuyển soạn

Những tác phẩm được lựa chọn trong chương trình thấm đẫm giá trị dân tộc qua việc sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian, nhạc cụ dân tộc để chuyển tải thông điệp “trở về cội nguồn” tới công chúng yêu nhạc. Những tác phẩm kinh điển về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc qua giọng hát của Đăng Dương, Tùng Dương, Đào Mác, Phạm Thu Hà, Đỗ Tố Hoa… khiến người xem bồi hồi xúc động, cảm nhận sâu sắc sự linh thiêng, tự hào của hai tiếng “Việt Nam”.  

“Điều còn mãi 2023”: Tri ân thế hệ đi trước bằng những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc - ảnh 3
Ca sĩ Đăng Dương hát "Áo mùa đông" ca ngợi sự đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước, tình quân và dân.

Như phát biểu của ông Nguyễn Văn Bá- TBT Vietnamnet, chương trình còn là nơi nhiệt huyết bừng cháy trong những trái tim tuổi trẻ hiện đại, sự xuất hiện của các gương mặt trẻ như nghệ sĩ saxophone 19 tuổi An Trần, nhóm nhạc Oplus, ca sĩ Khánh Ngọc… là minh chứng. Ngay cả nhạc trưởng “cầm quân” cho dàn nhạc ở chương trình năm nay cũng là nhạc trưởng trẻ tuổi tài ba- Đồng Quang Vinh.

“Điều còn mãi 2023”: Tri ân thế hệ đi trước bằng những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc - ảnh 4
Tiết mục My Kool Việt Nam được nhóm nhạc Oplus biểu diễn rất tươi trẻ  và cuốn hút cùng cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, hợp xướng Kosmos Opera với phần chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng.

Những nghệ sĩ trẻ ấy, họ đã và đang trưởng thành trong dòng chảy lịch sử, minh chứng cho sức trẻ tiếp bước cha anh, đang hết lòng hết sức góp phần vào sự phát triển phồn vinh của đất nước trong mỗi một con người Việt Nam. 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.