"Được học" - đó là hạnh phúc

Chia sẻ

Có một cuốn sách đã giúp tôi hiểu thêm về giá trị của học tập, truyền cho tôi năng lượng và cảm hứng học nữa, học mãi. Đó là cuốn “Được học” - một cuốn sách nói lên khao khát học tập của Tara Westover.

Ảnh minh họa.

Trong “Được học”, Tara đã thuật lại câu chuyện về cuộc đời mình, từ thuở nhỏ khi còn là một cô bé sống cùng gia đình trong một ngôi nhà nhỏ bên sườn đồi, với tuổi thơ gần như phó mặc cho tự nhiên và xa lánh hết thảy các nền văn minh.

Cũng giống như bảy anh chị em của mình, tuổi thơ Tara chưa bao giờ được đến trường. Dù gia đình Westover không giàu nhưng cũng không đến mức không thể cho các con tới trường. Tất cả chì vì cha của Tara nghĩ rằng trường học sẽ làm các con ông rời xa đức tin của Thiên chúa. Là tín đồ giáo hội Mormon, ông không tin tưởng các trường công lập, nên đều cho các con của mình tự học ở nhà. Nhưng đến một ngày, Tara muốn đến trường học. Cô tò mò về cuộc sống ngoài kia, bên ngoài núi Buck mà cô tiếp cận.

Cô nghĩ mình chỉ cần nói chuyện với bố, nhưng chưa kịp mở lời cô đã có cảm giác đầy tội lỗi. Cô cảm thấy ước muốn đến trường của mình là một sự lăng mạ với những gì bố đã hy sinh để nuôi gia đình. Nhưng nếu tiếp tục ở nhà thì cô vẫn chỉ là một đứa bé. Cô chấp nhận mạo hiểm để đi học, tự ôn thi ACT, đỗ đại học BYU sau hai lần thi, sau đó học tiếp Cambridge, rồi học tiến sĩ ở Harvard.

Mặc dù được tiếp cận với tri thức nhân loại tại môi trường giáo dục mới nhưng thi thoảng cô cảm thấy mình không thuộc về nơi này. Ngược lại, Tara cũng nhận ra, mỗi lần về thăm nhà, về núi Buck, cô có cảm giác tội lỗi, xấu hổ. Nhưng cô đã vượt qua tất cả, để học tập, để đem lại vinh quang cho chính mình. Đó là một hành trình “trầy da tróc vảy” để được tới trường.

Tôi đã ngạc nhiên và không cầm được nước mắt khi đọc rất nhiều trang sách kể về những công việc Tara đã làm, những nỗi đau đớn cô phải chịu chỉ vì muốn học. Và ám ảnh nhất là sự khủng hoảng tinh thần của cô khi đấu tranh với việc học và thái độ thù địch, xa lánh của bố mẹ, người thân. Có những điều ngoài sức tưởng tượng của bản thân tôi.

Tôi bỗng nghĩ đến mình và bạn bè - hàng ngày vẫn được đến trường, học tập trong những điều kiện đầy đủ nhất nhưng nhiều khi cứ coi việc đi học là nghĩa vụ, học tập với cảm giác nặng nề. Trong khi còn rất nhiều người đang khao khát học tập nhưng họ lại không thể làm được bởi những khiếm khuyết trên cơ thể, vì hoàn cảnh khó khăn… Vậy mà họ không bỏ cuộc. Tôi biết nhiều người, tay không viết được thì dùng chân, mắt không dùng được thì dùng tai để nghe hoặc dùng chữ nổi. Dù khó khăn đến đâu họ vẫn tìm ra cho mình cách để học, vậy mà tại sao tôi và một số bạn bè tôi - khỏe mạnh, bình thường, được chăm lo chu đáo lại lười biếng như vậy?

Tôi cảm thấy may mắn khi cuốn sách đến với mình vào lúc đang chán nản với đống bài tập về nhà. Khi đọc hết cuốn sách cũng là lúc tôi nhận ra mình đang không trân trọng một thứ gì đó. Đó chính là thời gian quý báu được tới trường. Học không phải chỉ ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài giúp cho ta có kiến thức để thành công trong công việc sau này.

Tôi thấm thía và cảm động hơn khi mẹ tôi kể rằng, người dịch cuốn sách này chính là cô Nguyễn Bích Lan - một tấm gương tự học với nghị lực phi thường. Từ một đứa trẻ khỏe mạnh, ham học hỏi nhưng vì mắc căn bệnh lạ nên cô không thể tiếp tục đến trường từ năm 13 tuổi. Thế rồi bằng khát khao mãnh liệt, bằng ý chí vươn lên mạnh mẽ, cô đã tự học, trui rèn để trở thành một dịch giả xuất sắc như hiện nay. Dù cơ thể vô cùng yếu đuối và căn bệnh quái ác chưa ngưng hành hạ. Cô còn tích cực khơi dậy và cổ vũ phong trào đọc sách trong cộng đồng bằng nhiều hành động thiết thực.

Học tập đáng để được tôn vinh. Vì chỉ có học học tập mới đem lại cho ta kiến thức và đó là con đường thành công nhanh nhất và cũng cần nhiều sự kiên trì. “Được học” của Tara Westover đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao đứa trẻ trên thế giới đang tìm kiếm con đường để thay đổi chính mình qua con đường kiến thức, trong đó có tôi. Cuốn sách đã cho tôi thêm sức mạnh và nguồn năng lượng để chinh phục ước mơ. Và để hiểu một điều: Được học - đó chính là hạnh phúc.

NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG
(Lớp 8A2, trường THCS Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh)

Tin cùng chuyên mục

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.