Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hữu Tuấn

Ghi hình ảnh văn hóa đời thường của người dân Việt Nam trong “Tiếng gọi đò”

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

P(PNTĐ) - “Tiếng gọi đò” là cuốn sách ảnh chỉ dành riêng cho những bến đò của NSND Nguyễn Hữu Tuấn. Bến đò trong ảnh của ông không chỉ là phong cảnh mà đằng sau nó là những chuyện đời, chuyện người.

Nhà quay phim, NSND Nguyễn Hữu Tuấn là người đứng sau máy quay những bộ phim đã trở thành kinh điển của điện ảnh Việt Nam như “Thương nhớ đồng quê”, “Hi vọng cuối cùng”, “Hoa ban đỏ”, “Bến không chồng”,… Xen kẽ các đợt đi làm phim là những chuyến đi dã ngoại tìm bối cảnh của ông. NSND Nguyễn Hữu Tuấn đã rong ruổi tới nhiều nơi trên dải đất hình chữ S. Tài sản 40 năm chụp ảnh là hàng chồng hộp ảnh xếp đầy trong các căn phòng của nghệ sỹ.

Ghi hình ảnh văn hóa đời thường của người dân Việt Nam trong “Tiếng gọi đò” - ảnh 1
NSND Nguyễn Hữu Tuấn tham gia giao lưu cùng độc giả.

Trong suốt quãng thời gian mấy chục năm đi chụp ảnh nông thôn, NSND Nguyễn Hữu Tuấn đặc biệt rất yêu thích chụp ảnh những bến đò. Bến đò trong ảnh của ông không chỉ là phong cảnh mà đằng sau nó là những chuyện đời, chuyện người. Để rồi sau rất nhiều năm góp nhặt, ông đã gói gọn những hình ảnh ấy vào cuốn “Tiếng gọi đò” – một tiêu đề gợi nhiều ý nghĩa và cảm xúc về những con sông, những bến đò cũ nơi ông từng ghé qua.

“Tiếng gọi đò” là cuốn sách đầu tiên của NSND Nguyễn Hữu Tuấn về chủ đề Nhiếp ảnh. Gói gọn trong 147 trang, cuốn sách bao gồm 85 bức ảnh chọn lọc từ hàng ngàn bức đã chụp trong hơn ba mươi năm, từ 1987 đến 2018. Nội dung sách được chính tác giả phiên dịch sang cả tiếng Anh với hy vọng bạn bè quốc tế cũng có thể đón nhận. Toàn bộ ảnh được in với hai sắc đen trắng gợi không khí hoài cổ.

Lật dở từng trang sách, bạn đọc như được lên một chuyến đò trở về với những miền ký ức đẹp trong từng bức ảnh. Chú thích trong sách hầu như là chữ viết tay của tác giả, viết vềthời gian và địa điểm ảnh được chụp. Nghệ sỹ đã tìm đến những bến đò truyền thống quen thuộc ở các vùng Bắc bộ như bến đò Đông Trù (Hà Nội), bến đò Nương (Hiệp Hòa, Bắc Giang), bến đò Vân (Bắc Ninh)... Đôi nghĩ tác giả cũng kể lại câu chuyện khi qua mỗi chuyến đò ấy. Ở đó, những câu chuyện riêng tư, những tâm tình ấp ủ, những lời qua tiếng lại, những tin đồn hay những giai thoại dân gian, cứ thế hiện ra rõ nét. Tất cả đều xoay quanh những bến sông, bến đò, những dòng chảy trôi nơi làng quê Việt.

Ghi hình ảnh văn hóa đời thường của người dân Việt Nam trong “Tiếng gọi đò” - ảnh 2
“Tiếng gọi đò” là cuốn sách ảnh chỉ dành riêng cho những bến đò của NSND Nguyễn Hữu Tuấn.

Điều ấn tượng trong những bức ảnh của NSND Nguyễn Hữu Tuấn đó là ống kính của ông luôn hướng về những người phụ nữ. Hơn 80% những bức ảnh trong những bến đò của ông chụp về người phụ nữ ở nông thôn. Càng chụp ông càng gặp nhiều phụ nữ ở chợ lao động, bến sông, chợ dân sinh, những lúc nắng hay cả những ngày mưa họ đều xuất hiện. Họ phải xếp lốt cả tháng được 2 lần, mỗi lần 6km, được 300.000 đồng, xã lấy mất 150.000 đồng, hai bà mỗi bà còn 150.000 đồng. Bóng của họ vẫn là bóng đen, vẫn là những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống. Ông chụp ảnh thênh thang thế, nhưng những câu chuyện ông kể trong ảnh của mình lại khiến người xem dừng lại suy ngẫm.

NSND Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ: “Tôi luôn thấy họ đẹp, và tôi yêu những con người đó, yêu đất nước đã sinh ra những con người như vậy. Cũng như tôi đã đi qua nhiều vùng quê Việt Nam, chụp ảnh về những con người, những ngôi làng… Tôi thấy, không có nơi nào đẹp hơn đất nước chúng ta bởi chính những con người bình dị đó”.

Mặc dù phần lớn thời lượng của cuốn sách là các hình ảnh nhưng bạn đọc vẫn bị thu hút khi lật giở từng trang sách bởi lối viết dung dị, dí dỏm và sâu sắc của ông. Những bến đò và con người ở đó mang vẻ đẹp của thời gian và ký ức, những nỗi niềm chung của những người con xa quê trước sự thay đổi nhanh chóng của làng quê, gợi cho ta suy ngẫm về cuộc sống hôm nay.

Đến một ngày, những bến đò, bãi sông sẽ chỉ còn trong ảnh. Cuộc sống đi lên và những bến đò sẽ được thay thế bằng những chiếc cầu, dần thiếu vắng tiếng ai gọi “đò ơi, chờ với… Những bức ảnh của NSND Nguyễn Hữu Tuấn rất giá trị, cùng thời gian nó sẽ là nhân chứng cho mai sau…

Tin cùng chuyên mục

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng được phong NSND, NSƯT

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng được phong NSND, NSƯT

(PNTĐ) - Tại Danh sách các cá nhân được Chủ tịch nước Phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước“Nghệ sĩ nhân dân” theo Quyết định số 1431/QĐ-CTN và“Nghệ sĩ ưu tú” theo Quyết định số 1432/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 28/11/2023, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố, có tên của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam

Ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 4/12, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Đào tạo doanh nhân APEC tổ chức. CLB Văn hóa Áo dài Việt Nam là sân chơi tập hợp những nhà thiết kế áo dài, chủ cửa hàng may đo, các nghệ nhân và người yêu áo dài trên cả nước, doanh nhân, doanh nghiệp có chung mục đích giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hợp tác, liên kết, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
16 đội tham gia thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể “Người giữ màu dân tộc”

16 đội tham gia thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể “Người giữ màu dân tộc”

(PNTĐ) - Ngày 3/12, Trung tâm Văn hóa Hà Nội đã tổ chức Cuộc thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể với chủ đề “Người giữ màu dân tộc” tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội). Cuộc thi có sự tham dự của 16 câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật cơ sở, đội văn nghệ quần chúng đến từ các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.