Giải thưởng Bùi Xuân Phái: Trọn đời vì tình yêu Hà Nội

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 27/8, giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 12-2019 do Thông tấn xã Việt Nam tổ chức đã vinh danh những chủ nhân xứng đáng.

 
Dù mỗi người một cách thể hiện, một góc khai thác… nhưng đều toát lên tình yêu Hà Nội chân thành, tha thiết. 
 
Dâng hiến, trăn trở trọn cuộc đời để Hà Nội ngày càng đẹp hơn
 
Như một người tri âm, tri kỷ của Hà Nội, ở tuổi 83, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ vẫn cần mẫn nghiên cứu, học hỏi, viết sách và nuôi dưỡng tình yêu Hà Nội trong trái tim mình. Rồi một cách tự nhiên và dung dị, tình yêu ấy lan tỏa đến bạn đọc nhiều thế hệ qua những trang sách, vừa mang tính học thuật nghiêm cẩn, vừa nhiệt huyết, chứa chan tình cảm. “Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội” (của Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 12) là sự ghi nhận và là món quà xứng đáng dành tặng tình yêu đó của PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ.
 
Giải thưởng Bùi Xuân Phái: Trọn đời vì tình yêu Hà Nội - ảnh 1
Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, TGĐ TTXVN và đồng chí Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao tặng Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội của Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 12- 2019 cho PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ. Ảnh: Hòa Nguyễn

 
PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ là một “định danh” sừng sững trong giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với những công trình nghiên cứu, dịch thuật mẫu mực, quý giá về Thăng Long - Hà Nội trên cả bình diện lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội… trải dài theo thời gian: Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX (1993); Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX (2010); Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây (2010); Thăng Long - Hà Nội trong mắt một người Hà Nội (2018)…
 
Đọc các tác phẩm của ông, nhiều người cùng chung nhận định rằng, họ thấy rõ sự uyên bác của tri thức và sự lịch lãm trong văn chương, nhất là những công trình ông viết về Thăng Long - Hà Nội. Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nói: “Bác Hỷ là người rất Hà Nội, nhân văn trong lối sống, công việc, trong đối nhân xử thế... Tình yêu với mảnh đất này là động lực chính để ông đạt được thành tựu như ngày hôm nay”. 
 
Đặc biệt hơn cả, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ yêu Hà Nội theo cách của riêng mình.Với ông, tình yêu đó phải thủy chung, thật lòng. Yêu là sẵn sàng cho đi; là không chỉ khen mà phải dâng hiến, trăn trở, khắc khoải để Hà Nội ngày một tốt đẹp hơn. “Hà Nội được vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” và đang đổi thay từng ngày nhưng dường như chưa thực sự cân đối.
 
Đâu đó vẫn còn sự bon chen, con người đối với nhau còn chưa thật lòng. Vì thế, mỗi người khi yêu Hà Nội trước hết phải tự rèn luyện tri thức, đạo đức nhân văn… để làm cho văn hóa Hà Nội cao hơn, hướng tới sự phát triển bền vững” - PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ chia sẻ.
 
 
Yêu Hà Nội từ những “hoài niệm”
 
Một trong những điểm độc đáo của Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 12 - 2019 là sự hoài cổ, nhớ về Hà Nội một thời đã xa của nhiều tác giả trẻ. Đó là tình yêu Hà Nội trong Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca của Nguyễn Trương Quý; Kim Liên một thuở của Vũ Công Chiến; hay hình ảnh Hà Nội vừa cổ kính, vừa hiện đại qua những bức tranh của Nhóm ký họa đô thị Hà Nội… Giữa những hoài niệm ấy, người ta còn thấy Hà Nội tràn ngập hương vị của phố phường đương đại từ góc nhìn mới lạ qua miêu tả của nhà văn Uông Triều trong tác phẩm Hà Nội quán xá phố phường.
 
Và vì yêu Hà Nội nên ai cũng muốn làm cho thành phố đẹp hơn, được đông đảo bạn bè thế giới biết tới. Đó là lý do một số cơ quan, đơn vị và cộng đồng người dân Hà Nội đã xắn tay, thử nghiệm dự án “hồi sinh” sông Tô Lịch. Đó là động lực để Hà Nội quyết tâm xây dựng đường đua xe Công thức 1 và đăng cai tổ chức giải đua vào tháng 4/2020.
 
 Tham dự Lễ trao giải, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ: “Đi khắp thế giới, những người trung niên, đều biết tới Việt Nam là một đất nước anh hùng, biết tới Hà Nội là thành phố cổ kính. Nhưng nhiều bạn trẻ khi được hỏi lại cho rằng Việt Nam vẫn còn đang chiến tranh”. Với mong muốn quảng bá một Hà Nội hòa bình, dung dị nhưng rất “mới” tới bạn bè thế giới, đặc biệt thế hệ trẻ, lãnh đạo TP quyết tâm đưa chặng đua F1, giải đua công thức 1 về Hà Nội.
 
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng mong muốn giải thưởng Bùi Xuân Phái tiếp tục được nhân rộng để tất cả mọi người Việt Nam, đặc biệt lớp trẻ có thể cống hiến, thể hiện tình yêu với Hà Nội một cách sâu nặng.
 
Yên Hưng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.