“Giáo dục chính là cái gốc giữ gìn văn minh, thanh lịch”

Chia sẻ

Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến chính là cái nôi, nơi hội tụ của những nét văn hóa truyền thống lâu đời. Trăn trở về việc gìn giữ những nét thanh lịch, văn minh của người Tràng An trước những biến thiên của đời sống xã hội, nhà văn Di Li đã có cuộc trò chuyện với báo Phụ nữ Thủ đô xung quanh vấn đề này.

Hiện nay người ta nói nhiều đến chuyện “chuẩn mực” xử văn hóa, văn minh, thanh lịch, theo chị, chuẩn mực này có thể hiểu như thế nào?

Ở phương Đông cũng như phương Tây, thời phong kiến hay hiện đại, chuẩn mực này đều khu biệt ở ba phạm trù là hành vi, lời nói và vẻ bề ngoài. Thiếu một trong ba điểm này, bạn không thể nào trở thành người văn minh và thanh lịch. Bạn không thể có hành vi chuẩn mực, lời nói trang nhã mà ăn vận lôi thôi phản cảm, hoặc ngược lại, ăn mặc thanh lịch nhưng ăn nói bỗ bã, dung tục.

Trong đời sống hiện nay, tình trạng lệch chuẩn diễn ra rất phổ biến trong văn hóa ứng xử như: ăn mặc phản cảm, sử dụng các ngôn từ dung tục, thiếu văn hóa tại các nơi công cộng, chốn linh thiêng, sự thờ ơ, vô cảm đối với những hành vi xấu trong xã hội. Chị nghĩ điều này có nguyên nhân từ đâu?

Là người đứng trên bục giảng đã 20 năm, tôi có thể khẳng định rằng mặc dù giáo án từ bậc tiểu học đến đại học đều bắt buộc phải thể hiện 3 mục tiêu của bài học là kiển thức, kỹ năng, thái độ nhưng thường là giáo viên chỉ chú trọng kiến thức mà bỏ qua hai mục tiêu còn lại. Trong gia đình cũng vậy, cha mẹ chỉ quan tâm đến thành tích của con mà thiếu quan tâm đến những điều khác. Nên có thể nhận thấy một bộ phận người có học hành đàng hoàng nhưng khi ứng xử lại rất có vấn đề, chứ chưa nói đến những người không được giáo dục đầy đủ.

Nhà văn Di Li.Nhà văn Di Li. (Ảnh: NVCC)

Theo chị, những hành động nào đi ngược với ứng xử văn minh, thanh lịch của người Hà Nội mà chúng ta cần phê bình và khắc phục?

Người Việt nói chung thường mắc những tật mà chúng ta rất cần phê phán, tỷ dụ như gây ồn ào quá mức ở nơi công cộng. Người phương Tây không bao giờ nói chuyện (hoặc nếu có gì quá cấp bách thì họ chỉ thì thầm trao đổi) ở những nơi như xe buýt, thang máy, máy bay. Người văn minh không bẻ cành, ngắt hoa ở chốn công cộng, không xả rác bừa bãi, tôn trọng Luật Giao thông, không chửi bậy chốn đông người, không gác chân lên ghế trong rạp chiếu phim hay tàu xe, không mặc quần áo hở hang ở những Công trình tôn giáo, không để gây gổ vì những chuyện không vừa ý, không cười đùa ở những đám tang, không chen hàng và luôn nói lời cảm ơn, xin lỗi.

Vậy theo chị, hiện nay để giữ gìn nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội, chúng ta cần làm gì thiết thực?

Nói chung, mọi sự đều là thói quen, nhưng thói quen nằm ở nhận thức. Nếu người ta không ý thức rằng mình đang góp phần tạo ra hình ảnh “những người Việt xấu xí” thì rất khó để thay đổi hành vi. Chưa kể, tôi thấy, trong công cuộc xây dựng người Hà Nội ứng xử văn minh, thanh lịch hiện nay, chúng ta đang thiếu rất nhiều biểu ngữ để tuyên truyền về các nếp sống văn minh này. Nhắc nhiều thì người ta cũng sẽ nhớ ra và tự xấu hổ, từ đó sẽ giảm dần những hành vi thiếu văn minh, thanh lịch và tốt dần lên.

Trân trọng cảm ơn chị!

YẾN PHẠM (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).