“Godzilla vs. Kong” thống trị phòng vé

Chia sẻ

Sau khi “làm mưa, làm gió” tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, “Godzilla vs. Kong” ra mắt thị trường Bắc Mỹ với số lượng rạp chiếu lớn nhất.

Tại thị trường Bắc Mỹ, Godzilla vs. Kong (tựa Việt: Godzilla đại chiến Kongđã phủ sóng tại 3.000 điểm chiếu.

Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, đây là lần các cụm rạp mở cửa nhiều nhất để chiếu một siêu phẩm điện ảnh, vượt qua 2 bom tấn cũng ra mắt trong đại dịch - Tenet và Wonder woman 1984.

So với các phim đang cùng ra rạp trong tháng 3, Godzilla vs. Kong cũng có số rạp chiếu cao hơn vì Tom and JerryRaya and the last dragon và Nobody, mỗi phim chỉ giao động trong khoảng 1.500 – 2.500 cụm rạp.

 “Godzilla vs. Kong” hiện đang thống trị  các phòng vé.“Godzilla vs. Kong” hiện đang thống trị các phòng vé.
“Godzilla vs. Kong” thống trị phòng vé - ảnh 2
“Godzilla vs. Kong” thống trị phòng vé - ảnh 3

Godzilla vs. Kong phát hành tại thị trường Bắc Mỹ sau khi công chiếu ở 28 quốc gia, thu về 121 triệu USD. Trong bối cảnh đại dịch, con số này đánh dấu mức doanh thu cuối tuần cao nhất cho một bộ phim do Hollywood thực hiện.

Tại thị trường Trung Quốc, mặc dù chỉ mới có khoảng 75% các rạp hoạt động trở lại nhưng doanh thu của Godzilla vs. Kong khá ấn tượng. Phim thu về 70 triệu USD trong vòng 3 ngày, cao hơn nhiều phim nội địa khác cùng thời điểm phát hành.

Ở Việt Nam, Godzilla vs. Kong soán ngôi của Bố già, trở thành phim có doanh thu cao nhất trong ngày kể từ khi ra mắt (26/3). Đến nay, Godzilla vs. Kong thu được gần 80 tỷ đồng từ thị trường trong nước. Theo thống kê từ nhà phát hành, phim đã cán mốc 1 triệu vé bán ra. "Xét trong tình trạng phòng vé ảm đạm suốt hơn 1 năm qua, Godzilla vs. Kong có thể coi là phim Hollywood thành công nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát", nhà phát hành chia sẻ.

Godzilla vs. Kong là phần phim thứ tư của vũ trụ quái vật Monsterverse nhà Warner Bros. Phim ra mắt sau các phần: Godzilla (2014), Kong: Skull Island (2017, phim được quay ở Việt Nam) và Godzilla: King of the Monsters (2019). So với các phim còn lại, phần mới được kỳ vọng sẽ mang về doanh thu cao nhất dù phát hành trong thời điểm phòng vé khá khó khăn.

AN NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.