Hà Nội khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch khu vực

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vừa qua, tại Thủ đô Manila, Philippines, Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 đã diễn ra trong sự chú ý của cộng đồng du lịch quốc tế. Tại sự kiện này, Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam - một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch khu vực với ba giải thưởng danh giá.

Sự vươn lên mạnh mẽ của Thủ đô trên bản đồ du lịch khu vực

Theo đó, Hà Nội đã xuất sắc giành được ba giải thưởng quan trọng, bao gồm: "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á" (Asia's Leading City Destination), "Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn ngày hàng đầu châu Á" (Asia's Leading City Break Destination) và "Điểm đến văn hoá hàng đầu Việt Nam" (Vietnam's Leading City Cultural Destination).

Đây là lần thứ ba liên tiếp (2022, 2023, 2024) Hà Nội được vinh danh ở hạng mục "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á". Thành tích này không chỉ khẳng định sự hấp dẫn bền vững của Hà Nội mà còn cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của Thủ đô trên bản đồ du lịch khu vực.

Giải thưởng "Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn ngày hàng đầu châu Á" cũng là lần thứ hai liên tiếp (2023, 2024) Hà Nội đạt được, chứng minh sức hút của thành phố đối với du khách tìm kiếm những trải nghiệm ngắn ngày nhưng đầy ấn tượng.

Đặc biệt, năm 2024 đánh dấu chiến thắng đầu tiên của Hà Nội ở hạng mục "Điểm đến văn hoá hàng đầu Việt Nam". Giải thưởng này ghi nhận những giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống đặc sắc của thành phố - nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử.

Hà Nội  khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch khu vực - ảnh 1
Hà Nội  khẳng định vị thế của mình trên bản đồ
du lịch khu vực.

Với lịch sử hơn 1.000 năm, Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Thành phố sở hữu một hệ thống di sản phong phú, từ các di tích lịch sử như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, đến các không gian văn hóa độc đáo như phố cổ Hà Nội, làng nghề truyền thống. Những giá trị này không chỉ thu hút du khách yêu thích khám phá văn hóa, lịch sử mà còn tạo nên bản sắc riêng cho Thủ đô trong mắt bạn bè quốc tế.

Bên cạnh di sản văn hóa, Hà Nội còn nổi bật với sự phát triển không ngừng của hạ tầng du lịch và dịch vụ chất lượng cao. Thành phố liên tục đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.

Những giải thưởng danh giá này không chỉ nâng cao hình ảnh của Hà Nội trong khu vực mà còn góp phần quảng bá mạnh mẽ du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của ngành du lịch Thủ đô trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Sự kiện này cũng đánh dấu vai trò tiên phong của Hà Nội trong việc phát triển du lịch bền vững, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển hiện đại. Thành công này hứa hẹn sẽ thu hút thêm nhiều du khách quốc tế, đồng thời tạo động lực để Hà Nội tiếp tục đổi mới, hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến hàng đầu toàn cầu.

Chiến lược phát triển du lịch bền vững của Thủ đô

Trong giai đoạn 2024 - 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển du lịch Thủ đô đảm bảo bền vững, hiệu quả, vừa là cửa ngõ đón và phân phối khách du lịch ở phía Bắc và cả nước, vừa là điểm đến du lịch “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.

Hà Nội phấn đấu năm 2025 đón trên 30 triệu lượt khách du lịch, trong đó có trên 7 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 130 nghìn tỷ đồng; đóng góp tổng hợp của ngành Du lịch vào GRDP Thành phố đạt trên 8%; công suất sử dụng buồng phòng trung bình khối khách sạn, lưu trú đạt trên 60%.

Thành phố triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển du lịch Thủ đô. Hà Nội thúc đẩy thu hút các nguồn lực phát triển và hình thành các nhóm sản phẩm du lịch thực sự chuyên nghiệp, hấp dẫn, có lợi thế, tiềm năng để phát triển đột phá, bao gồm: Du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch vui chơi giải trí - thể thao, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, du lịch golf.

Hà Nội cũng triển khai các giải pháp thu hút khách quốc tế đến với Hà Nội, trong đó tập trung vào một số thị trường trọng điểm như: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…), ASEAN, EU, Mỹ và từng bước khai thác hiệu quả các thị trường mới, tiềm năng như: Ấn Độ, các nước khu vực Trung Đông, Australia, các nước Đông Âu…; tập trung các giải pháp nhằm tăng mức chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, nhất là khách quốc tế.

Trong thời gian qua, ngành Du lịch Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu du lịch của một số điểm đến, làng nghề, phố nghề trên địa bàn thành phố. Ngành tiếp tục tổ chức các sự kiện, lễ hội, hoạt động du lịch lớn thường niên như: Chương trình Du lịch Hà Nội chào năm mới, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội, Lễ hội Du lịch Hà Nội, Festival Thu Hà Nội… chuyên nghiệp, đặc sắc, hấp dẫn.

Thành phố triển khai quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô trên các nền tảng số, mạng xã hội; triển khai các chương trình xúc tiến, giới thiệu điểm đến du lịch tại các thị trường quốc tế trọng điểm và tiềm năng như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước ASEAN, Đông Âu, EU, Ấn Độ và các nước khu vực Trung Đông, Australia…

Việc phát triển sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, hấp dẫn, chất lượng cao được tập trung ưu tiên nâng cấp chất lượng điểm đến và phát triển sản phẩm du lịch gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, di sản, hoàn thiện tuyến du lịch đường sông từ bến Chương Dương Độ - Bát Tràng - Ninh Sở - Hưng Yên và tiếp tục mở rộng các sản phẩm du lịch đường sông.

Thành phố từng bước phát triển sản phẩm du lịch đêm, du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, sản phẩm du lịch thể thao và du lịch golf. Ngành Du lịch xây dựng các tuyến du lịch hướng phía Bắc, phía Tây của trung tâm Hà Nội và nâng cấp các dịch vụ du lịch tại các không gian, tuyến phố đi bộ để thu hút du khách đến với Thủ đô nhiều hơn. Từ đó, phát triển du lịch bền vững, hiệu quả. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mỹ thuật Hà Nội: Nhanh chóng bắt kịp xu thế hội nhập và phát triển

Mỹ thuật Hà Nội: Nhanh chóng bắt kịp xu thế hội nhập và phát triển

(PNTĐ) - Thời gian qua, lực lượng họa sĩ, nghệ sĩ Hà Nội đã nhanh chóng bắt kịp xu thế hội nhập và phát triển, giao lưu văn hóa với nước ngoài, từ đó tiếp thu và nỗ lực tìm tòi sáng tạo tác phẩm mỹ thuật trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh vẽ trên giấy, sơn mài, sơn dầu, lụa, và các chất liệu tổng hợp khác với nhiều đề tài, nội dung phong phú, đa dạng.
“Hà Nội những cảm xúc tháng Mười” lan tỏa chất lãng mạn hào hoa của Thủ đô

“Hà Nội những cảm xúc tháng Mười” lan tỏa chất lãng mạn hào hoa của Thủ đô

(PNTĐ) - Một Hà Nội vừa hào hùng, lãng mạn, vừa quyến rũ, ngọt ngào nhưng cũng đầy khắc khoải đã đến với khán giả trọn vẹn cảm xúc trong đêm nhạc “Hà Nội những cảm xúc tháng Mười” tối 6/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nghệ thuật được sản xuất bởi Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10.
Nhà cổ Mã Mây - Hà Nội: Nơi lưu giữ cốt cách Thủ đô

Nhà cổ Mã Mây - Hà Nội: Nơi lưu giữ cốt cách Thủ đô

(PNTĐ) - Nhà cổ Mã Mây nằm trên phố Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, tên Mã Mây được ghép là tên của hai con phố Hàng Mã đoạn phía nam và Hàng Mây đoạn phía bắc. Đây là một trong những ngôi nhà cổ mang đậm lối kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa được xây dựng theo dạng hình ống, đa năng sử dụng.
Thay đổi cách thưởng thức thiên nhiên thông qua cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường“

Thay đổi cách thưởng thức thiên nhiên thông qua cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường“

(PNTĐ) - “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - Hay vì sao chúng ta cần thay đổi cách thưởng thức thiên nhiên?” là tác phẩm mới nhất của tác giả Đặng Hoàng Giang được Omega Plus phát hành trong tháng 10/2024. Trong 9 năm qua, tác giả Đặng Hoàng Giang đã viết 5 đầu sách đều được đón nhận rộng rãi với tổng cộng khoảng một phần tư triệu bản đã được bán ra.