“Hành trình Huỳnh Phương Đông“ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 11/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã chính thức khai mạc triển lãm “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông dự và cắt băng khai mạc.

Triển lãm chuyên đề do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), kỷ niệm 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025). Đây là triển lãm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông, trưng bày 151 tác phẩm tiêu biểu của ông.

“Hành trình Huỳnh Phương Đông“ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - ảnh 1
Thứ trưởng Tạ Quang Đông và các đại biểu cắt băng khai mạc
triển lãm.

Bằng chì than, cọ vẽ, trên những mảnh giấy thô ráp hay những chất liệu tìm được nơi chiến trường, chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã dùng cả thanh xuân để vẽ nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Ông đã khắc họa khí phách kiên cường, sự hi sinh anh dũng của đồng đội qua hai cuộc kháng chiến và cả những năm tháng hòa bình dựng xây đất nước.  Những ký họa ấy trở thành tư liệu quý giá, là nền tảng để ông sáng tác những bức sơn dầu đồ sộ, tái hiện những trận đánh đi vào lịch sử như Trận cầu Chữ Y, Trận giải phóng Lộc Ninh...

“Hành trình Huỳnh Phương Đông“ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - ảnh 2
Các đại biểu tham quan triển lãm.

Triển lãm Hành trình Huỳnh Phương Đông tại Hà Nội lần này giới thiệu hơn 150 bức tranh gồm nhiều chất liệu khác nhau than chì, màu nước, bút mực, bột màu, lụa, sơn dầu... Những tác phẩm và ký họa, trực họa của họa sĩ Huỳnh Phương Đông không đơn thuần là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là chứng nhân lịch sử cho sự hi sinh, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta. Mảng ký họa chân dung thể hiện chân thật, sinh động về những con người đã sống và chiến đấu, anh dũng quên mình đi qua cuộc chiến. Họ là những người đồng đội, đồng chí, là những dũng sĩ, chiến sĩ biệt động, thanh niên xung phong, chiến sĩ giao liên ... được thể hiện bằng những nét bút vẽ vội như chạy đua với thời gian, bằng tất cả những gì có thể vẽ được nơi đạn lửa.

“Hành trình Huỳnh Phương Đông“ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - ảnh 3
Tác phẩm của họa sĩ Huỳnh Phương Đông.

TS. Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh, họa sĩ Huỳnh Phương Đông tên thật là Huỳnh Công Nhãn, từng học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1957-1963). Ông là họa sĩ - chiến sĩ tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Huỳnh Phương Đông là bí danh của ông từ năm 1963, khi vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Đông Nam bộ, công tác tại Phòng Hội họa Giải phóng năm 1964. Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975 đến 2015, ông vẫn dùng bí danh này làm bút danh chính thức để hoạt động mỹ thuật. Với hơn 70 năm miệt mài lao động sáng tạo, cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã dành cả cuộc đời người hoạ sĩ - chiến sĩ cống hiến hết mình cho dân tộc, cho nghệ thuật.

Triển lãm chuyên đề "Hành trình Huỳnh Phương Đông" hi vọng sẽ đưa người xem trở về với những năm tháng hào hùng, sống lại những ký ức không thể nào quên qua từng nét vẽ của người họa sĩ – chiến sĩ anh dũng, kiên cường. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ hôm nay cảm nhận và hiểu hơn giá trị của hòa bình, trân trọng những hy sinh thầm lặng của thế hệ đi trước, từ đó tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.