Hãy nói “không” với Mã Pì Lèng Panorama!

Chia sẻ

Cuối năm 2020, “đại công trình” từng gây phẫn nộ dư luận suốt năm 2019 - Mã Pì Lèng Panorama - cũng đã sửa chữa xong và hoàn thành trên “nóc” của một trong tứ đại danh đèo hùng vĩ nhất của Việt Nam. Nhưng đáng tiếc công trình này lại hoàn thành theo một cách thật đáng "phẫn nộ".

Hãy nói “không” với Mã Pì Lèng Panorama! - ảnh 1

Công trình Panorama “mọc” lên tại điểm dừng chân đẹp nhất của thắng cảnh Mã Pì Lèng với đủ thứ sai phạm. Sai phạm lớn nhất là can thiệp vào tự nhiên, độc chiếm tự nhiên để khai thác kinh doanh. Sai phạm của công trình này đã được xem là một trong những vấn đề văn hóa - du lịch nổi cộm nhất của năm 2019. Nó là bài học đáng buồn cho tư duy “bóc ngắn cắn dài” trong khai thác di sản (Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO). Trong nỗi buồn đó cũng le lói lên niềm tin và hy vọng khi các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt yêu cầu dừng công trình, điều chỉnh lại để đảm bảo hài hòa với tự nhiên.

Thế nhưng, ngày khai trương công trình này vào ngày cuối năm 2020 đã dập tắt những hy vọng đó. Theo ghi nhận của phóng viên, so với thời điểm cách đây hơn một năm, công trình Mã Pì Lèng Panorama không thay đổi kết cấu, chủ yếu thay đổi màu sắc, thậm chí còn xuất hiện thêm một gác xép sát mái nhà. Nếu tính cả tầng xép ở bên trái, công trình có tổng cộng 8 tầng thay vì 7 tầng như trước đây. Thậm chí đã “biến hình” thành một tụ điểm kinh doanh ăn uống, nghỉ dưỡng và ngắm cảnh có thu phí với 2 mức 50.000 đồng và 20.000 đồng/người.

Còn nhớ, trong một động thái quyết liệt nhằm ngăn cản công trình này “độc chiếm” đỉnh Mã Pì Lèng, Bộ VH-TT&DL đã có công văn chỉ đạo, khẳng định: "Bộ VH-TT&DL thống nhất quan điểm phải cải tạo, chỉnh trang công trình thành điểm dừng chân ngắm cảnh cho khách du lịch với quy mô, kiến trúc phù hợp, không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn toàn cảnh, đảm bảo an toàn, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, không gây tác động tiêu cực đến môi trường, phù hợp với bản sắc văn hoá truyền thống đồng bào các dân tộc ở Hà Giang". Thế nhưng, với những gì diễn ra, có thể thấy các tiêu chuẩn “định tính” được thể hiện trong văn bản trên đã không được tiếp thu một cách nghiêm túc.

Rồi đây rất có thể sẽ có các văn bản giải trình kèm theo với rất nhiều lý lẽ để bảo vệ một lý lẽ mà ai cũng biết: người ta cần một công trình để khai thác giá trị thương mại của nó, mượn danh nghĩa phục vụ đông đảo khách tham quan để thu lợi cho một số ít người. Một công trình như thế không thể nói là… vì cộng đồng.

Hãy chờ các cơ quan chức năng định đoạt tương lai của tòa nhà này. Nhưng còn phía du khách thì sao? Công trình này có thực sự vì lợi ích của du khách, vì vẻ đẹp của Mã Pì Lèng?

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng, bỏ ra 20 ngàn hay 50 ngàn để vào dừng chân ngắm cảnh ở nơi view toàn cảnh (panorama) là chấp nhận được, thay vì phải đứng co ro rét mướt trong lều quán tạm bợ hay giữa đỉnh đèo gió hú. Và nếu bỏ thêm chút tiền nữa, được nằm dài trong phòng nghỉ, nhìn sông Nho Quế như dải lụa xanh bên dưới, đồ ăn uống bưng tới tận nơi, thì cũng đáng lắm chứ? Suy nghĩ như vậy cũng không sai.

Nếu bạn từ công trình đó nhìn ra, bạn sẽ ngắm được Mã Pì Lèng rất đẹp.

Nhưng bạn lại cản trở tầm nhìn và thui chột cảm xúc của hàng ngàn hàng vạn người khác đang dừng chân ngắm cảnh trên cả Mã Pì Lèng rộng lớn. Chỗ mà bạn ngồi chính là công trình “ngồi xổm” lên thẩm mỹ của cả cộng đồng.

Còn nhớ, trong SGK tiểu học có chuyện “Đẹp và không đẹp”. Chuyện kể về cậu bé Thành vẽ con ngựa rất đẹp lên tường mà không biết rằng vẻ đẹp của con ngựa đã bôi bẩn bức tường, tạo ra cái không đẹp cho tổng thể.

Đèo Mã Pì Lèng nằm trên Con đường Hạnh phúc (QL4D) - đây là con đường mà hàng vạn, hàng triệu nhân công các tỉnh miền núi phía Bắc, với rất nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số đã treo mình trên vách đá bao năm ròng để làm nên một kỳ tích: làm nên con đường đèo chinh phục cao nguyên đá Đồng Văn. Biết bao nhiêu xương máu của những người dân để làm nên vẻ đẹp cho cả cộng đồng. Vì thế, trước khi các cơ quan chức năng có ý kiến về công trình Panorama này, một thái độ đúng đối với cộng đồng, là chúng ta hãy dừng sử dụng dịch vụ của nó. Trong dịp nghỉ lễ Tết tới đây, chắc chắc sẽ có nhiều người đến với Mã Pì Lèng, hy vọng khi đứng trên đỉnh đèo, mọi người sẽ cùng chiêm ngẫm điều đó…

MỸ NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.