Hãy tôn trọng, đây là cơ thể tôi!

Chia sẻ

PNTĐ-Điều cuốn hút nhất đối với tôi là phần hướng dẫn cách phòng ngừa sự nguy hiểm, cách phán đoán tình huống mình có khả năng bị xâm hại, ví như trên đoạn đường vắng...

 
Hãy tôn trọng, đây là cơ thể tôi! - ảnh 1
 
Sau buổi họp phụ huynh cuối năm, cô giáo chủ nhiệm gọi điện đến nhà tôi. Thoạt tiên tôi run lắm, vì nghĩ chắc mình có “tội” gì. Nhưng cô giáo không “hạch tội” học trò mà yêu cầu: “8h30 ngày… nhóm cán bộ lớp đến tham gia chuyên đề phòng chống xâm hại trẻ em ở trường THCS Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Đây là sự kiện do Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt nam chủ trì, có đại diện của Trung tâm bảo trợ trẻ em Việt nam”… Nhớ lời cô, chúng tôi đến trường từ sáng sớm. Món quà đầu tiên chúng tôi nhận được từ ban tổ chức là cuốn sách “Hãy tôn trọng, đây là cơ thể tôi”. Tôi đã coi đây là cuốn sách đặc biệt cần phải đọc của mình ngay từ khi chạm vào những chữ, hình ảnh đầu tiên.
 
Cuốn sách là sản phẩm của nữ tác giả người Thụy Điển Anna Norlen. Không dùng những thuật ngữ chuyên ngành mang tính chất học thuật, tác giả đi sâu vào vấn đề người lớn thường cảm thấy khó nói với trẻ em bằng lối diễn đạt gần gũi tựa như những câu chuyện kể. Tác giả cung cấp cho người đọc kiến thức cơ bản về tâm sinh lý, về các bộ phận trên cơ thể trẻ và những thay đổi khi trẻ lớn dần lên. Đối với từng độ tuổi, cách giáo dục con trẻ cũng cần có kỹ năng riêng, từ đó cha mẹ tìm ra cách phù hợp để truyền đạt kiến thức, trước hết là để giúp trẻ phân biệt đâu là hành động đúng, những hành vi nào là xâm hại, sau đó hướng dẫn trẻ cách nhận biết những tình huống có khả năng dẫn tới trẻ bị xâm hại cơ thể.
 
Điều cuốn hút nhất đối với tôi là phần hướng dẫn cách phòng ngừa sự nguy hiểm, cách phán đoán tình huống mình có khả năng bị xâm hại, ví như trên đoạn đường vắng, thấy phía xa xuất hiện bóng dáng một người đàn ông thì ngay từ lúc họ chưa phát hiện ra minh, mình cần chủ động rẽ sang lối khác  “Tạm lánh mặt ra gốc cây”. Nội dung khiến tôi đọc xong là cảm thấy có nhu cầu chia sẻ với nhóm bạn ngay là phần cảnh báo “Trẻ và Internet”. Tác giả không hề nhắc đến điều hiện nay khá nhiều bậc cha mẹ cùng nhau tâm đắc là “cấm tiệt” trẻ lên mạng, mà phân tích sâu về phương pháp giúp con trẻ biết phân tích thông tin đúng, thông tin sai lệch, thông tin nào nên được tiếp thu, hành vi nào không được phép, “ Nếu bạn lo lắng về môi trường mạng và con mình, thay vì bắt đầu theo dõi các cuộc trò chuyện hoặc hoạt động trên Facebook của con, bạn có thể đưa ra những mẩu tin tức, câu chuyện, hoặc sự việc liên quan đến các sự cố trên môi trường mạng. Tận dụng cơ hội đó để hỏi xem trẻ đang làm thế nào với thế giới trên mạng”.
 
Người đầu tiên tôi “rủ” đọc sách cùng là mẹ. Có 30 trang thôi nên mẹ “lướt” một lúc là xong cuốn sách. Mẹ bảo “may quá, mẹ đang ngại không biết nên nói với con thế nào. Bố mẹ rất lo lắng khi thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ trẻ em bị xâm hại. Cuốn sách còn cung cấp đường dây nóng quốc gia về tư vấn, hỗ trợ trẻ em: 18001567, cảnh sát 113… con đọc cuốn này rồi thì bố mẹ cũng thấy yên tâm hơn”…   
 
Quả thật, cuốn sách  như người trung gian đầy uy tín giúp các thế hệ trong gia đình xóa bỏ ngại ngần, kéo phụ huynh và con cái cùng nhau bước vào “giờ ngoại khóa”.   “Không bắt trẻ âu yếm, hôn hoặc ngồi vào lòng người thân quen hay bạn bè. Thay vào đó, hãy hỏi xem liệu trẻ có muốn làm như vậy hay không”;  “ Trẻ nhỏ nên được dạy về sự khác biệt giữa bí mật tốt và bí mật xấu. Bí mật tốt, chẳng hạn như quà sinh nhật hay quà Giáng sinh, những thứ khiến con vui vẻ. Bí mật xấu là những điều khiến con buồn bã hoặc lo lắng. Con có thể nói ra những bí mật xấu – kể cả khi ai đó nói với con là không được nói. Nói về những bí mật tốt và bí mật xấu là cách giúp trẻ chia sẻ những điều không thoải mái mà ai đó không cho trẻ nói ra”; “Dạy trẻ rằng việc nói không, kể cả với những người mà trẻ yêu mến là điều hết sức bình thường”…
 
Mẹ tôi đọc sách cho cả nhà nghe. Em trai tôi đang học cấp 1 nghe mẹ đọc rồi nghe bố mẹ và chị bàn bạc sôi nổi cũng “ngấm” được không ít kiến thức về giới tính và nhận biết được đối tượng bị xâm hại. Em thốt ra lời khiến cả nhà ngỡ ngàng: “Không chỉ con gái phải cẩn thận  đâu. Ấu dâm mà, bé trai, bé gái nếu không biết cách đề phòng là bị kẻ xấu xâm hại đấy! ”.
 
Nguyễn Công Thùy Linh
Lớp 11D1 – Trường THPT Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.