Hình ảnh vua đi cày - Thể hiện tinh thần khuyến khích lao động
M.NGỌC
Chia sẻ
(PNTĐ) - Sáng 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND huyện Duy Tiên và UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024 tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Lễ hội tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành xuống đồng cày ruộng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khuyến khích nhân dân lao động.
Theo sử sách, mùa Xuân Đinh Hợi 987, vua Lê Đại Hành - vị vua đầu tiên trong các triều đại phong kiến Việt Nam đã chọn vùng đất Đọi Sơn linh thiêng để tổ chức lễ Tịch điền nhằm khuyến khích thần dân coi trọng, chăm lo sản xuất nông nghiệp. Noi theo tiền nhân, năm 2009, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn đã được phục dựng ngay trên khu ruộng dưới chân núi Đọi nơi xưa kia nhà vua của triều đại Tiền Lê đã đi những sá cày đầu xuân cho nhân dân vào vụ mới.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn khơi dậy tình cảm gắn bó, tình yêu lao động của người dân và giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ. Ảnh: TTXVN
Lễ Tịch điền là nghi lễ truyền thống tổ chức thường niên và được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trở thành hoạt động văn hóa du lịch, quảng bá mảnh đất, con người Hà Nam.
Năm 2024 là năm thứ 16 Lễ hội được tổ chức với những nghi thức truyền thống. Phần lễ Tịch điền có các nghi thức: rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng Làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi. Đoàn rước tiến về khu ruộng trước đây vua Lê Đại Hành đi cày đầu năm, khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Tiếp đó là lễ bái yết Thần nông, cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức để tái hiện Lễ Tịch điền thời vua Lê Đại Hành chọn việc tổ chức cày ruộng, khuyến khích phát triển nông nghiệp. Ảnh: TTXVN
Sau nghi lễ đọc chúc văn và nghi lễ dâng hương lên đàn tế Thần Nông, linh vị vua Lê Đại Hành và các vị phúc thần, một vị bô lão đã thực hiện nghi lễ nhập linh khí quân vương bước xuống đi những sá cày đầu tiên mở hội Tịch điền. Sau đó, các vị đại biểu, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thị xã, xã Tiên Sơn và các bô lão đi những sá cày tiếp theo trên cánh đồng mở đầu cho một năm sản xuất mới. Theo sau là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.
Gieo hạt giống tại Lễ hội
Ngoài nghi lễ được tổ chức thành kính, trang trọng, trong Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn còn tổ chức nhiều hoạt động như, giải bóng chuyền hơi, bóng chuyền da, cờ tướng, nhiều trò chơi dân gian diễn ra như, đánh đu, bịt mắt bắt dê, đi cầu khỉ, bịt mắt đập niêu, chọi gà, giải vật tịch điền…Năm nay, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn lần đầu tiên tổ chức Hội thi cày phục vụ nhân dân và du khách trẩy hội, vui xuân.
Các hội thi như: Hội thi vẽ trang trí trâu; Hội thi làm bánh dày của các dòng họ làng Đọi Tam, hoạt động văn hóa, văn nghệ và gian hàng trưng bày triển lãm sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của thị xã Duy Tiên và tỉnh Hà Nam, tạo không khí sôi nổi, thu hút người dân, du khách về tham dự.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 - 16/2/2024 (tức ngày 5 - 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Theo TTXVN
Tái hiện hình ảnh vua đi cày thể hiện tinh thần khuyến khích lao động
(Tổ Quốc) - Sáng 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND huyện Duy Tiên và UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024. Lễ hội tái hiện sự kiện vua Lê Đại Hành xuống đồng cày ruộng với tinh thần khuyến khích lao động, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tới dự lễ hội có bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; bà Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam; ông Đào Việt Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; bà Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Hà Nam.
Đoàn rước linh vị vua Tiền Lê về đàn tế Thần Nông trên sân Tịch điền
Theo sử sách, mùa Xuân Đinh Hợi 987, vua Lê Đại Hành – vị vua đầu tiên trong các triều đại phong kiến Việt Nam đã chọn vùng đất Đọi Sơn linh thiêng để tổ chức lễ Tịch điền, khuyến khích, nhắc nhở thần dân coi trọng, chăm lo sản xuất nông nghiệp – cái gốc của sự ấm no, hạnh phúc. Noi theo tiền nhân, năm 2009, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn đã được phục dựng ngay trên khu ruộng dưới chân núi Đọi nơi xưa kia nhà vua của triều đại Tiền Lê đã đi những sá cày đầu xuân cho nhân dân vào vụ mới. Năm 2024, lần thứ 16 lễ hội được tổ chức vẫn với những nghi thức truyền thống của một lễ hội đậm chất nông nghiệp của Hà Nam.
Các đại biểu thực hiện nghi lễ dâng hương
Ngay từ sáng sớm, lễ rước linh vị vua Lê Đại Hành đã được Ban quản lý di tích chùa Đọi, sư trụ trì cùng các tăng, ni, phật tử làm lễ rước từ trên chùa Đọi xuống. Cùng lúc đó, nhân dân thôn Đọi Tam cũng tổ chức lễ rước kiệu thành hoàng và tổ nghề trống hợp với đoàn rước linh vị vua Tiền Lê về đàn tế Thần Nông trên sân Tịch điền. Sau lễ rước kiệu là màn trống khai hội sôi nổi, rộn rã của các cô, các chị làng nghề trống Đọi Tam. Cùng trên nền tiếng trống hội là màn múa rồng mừng hội của nhân dân thôn Đọi Tín.
Tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành cày ruộng đầu năm
Sau nghi lễ đọc chúc văn và nghi lễ dâng hương lên đàn tế Thần Nông, linh vị vua Lê Đại Hành và các vị phúc thần, một vị bô lão đã thực hiện nghi lễ nhập linh khí quân vương bước xuống đi những sá cày đầu tiên mở hội Tịch điền. Vị bô lão đi 3 sá cày, các vị đại biểu, lãnh đạo tỉnh đi 5 sá cày, lãnh đạo thị xã, xã Tiên Sơn và các bô lão đi những sá cày tiếp theo trên cánh đồng Kim Ngân điền mở đầu cho một năm sản xuất mới.
Thăm dò ý kiến
Mức độ trải nghiệm của bạn khi đọc Báo PNTĐ như thế nào?
(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.
(PNTĐ) - Trước guồng quay của cuộc sống hiện đại, hát xẩm nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung đang đối mặt nhiều nguy cơ mai một, đòi hỏi cần cần nhiều gương sáng giữ gìn và lan toả giá trị; cũng như sớm có biện pháp hỗ trợ bảo vệ, phục hồi.