Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và Nhà nước; rà soát khu vực dịch vụ bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc  - ảnh 1
Một nghi lễ trong lễ hội khai ấn đền Trần.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Theo đó, nhằm thực hiện hiệu quả Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 3/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội theo phân cấp về thẩm quyền; thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đồng thời, chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội tại các địa phương thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP; Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 3/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống" và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tổ chức lễ hội bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và Nhà nước; rà soát khu vực dịch vụ bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, nhân dân và khách du lịch, đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về tổ chức và tham dự lễ hội; vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về giá trị, ý nghĩa đích thực của nghi lễ truyền thống trong các hoạt động lễ hội. Thanh, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

 Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 diễn ra tại Ninh Bình

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 diễn ra tại Ninh Bình

(PNTĐ) -Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 diễn ra trong bối cảnh đất nước kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), 50 năm nước nhà thống nhất (1975 - 2025). Ban Tổ chức chọn chủ đề là “Tổ quốc bay lên”, lấy cảm hứng từ câu thơ “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa Xuân” trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân.
Hà Nội đón nhận danh hiệu 2 làng nghề là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới

Hà Nội đón nhận danh hiệu 2 làng nghề là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới

(PNTĐ) - Vào 19 giờ ngày 14-2-2025, tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội sẽ diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu 2 làng nghề: Gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm) và lụa Vạn Phúc (Hà Đông) là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới.
Sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo trong văn hoá nghệ thuật

Sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo trong văn hoá nghệ thuật

(PNTĐ) - Năm 2025 hứa hẹn mang đến một sự bùng nổ sáng tạo trong thế giới nghệ thuật. Sự phát triển không ngừng của công nghệ, sự thay đổi văn hóa và sự gia tăng nhận thức về trách nhiệm đối với xã hội đang định hình một loạt xu hướng nghệ thuật mới, mang tính đột phá và đầy tiềm năng. Các nghệ sĩ, trong một thế giới ngày càng phức tạp, đang phát triển những ý tưởng sáng tạo, khai thác các công cụ mới và đề cập đến những vấn đề cấp thiết của thời đại.
Những xu hướng du lịch nổi bật trong năm 2025

Những xu hướng du lịch nổi bật trong năm 2025

(PNTĐ) - Theo trang tin SCMP, năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ cho ngành du lịch, với sự xuất hiện của những xu hướng mới, phản ánh nhu cầu ngày càng đa dạng và sâu sắc của du khách hiện đại. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là lựa chọn địa điểm du lịch, mà còn thể hiện sự chuyển dịch về mục đích, trải nghiệm và sự gắn kết sâu sắc hơn với hành trình của mình.
Họa sĩ Chu Nhật Quang: “Đốm lửa” lan tỏa văn hóa truyền thống trong giới trẻ

Họa sĩ Chu Nhật Quang: “Đốm lửa” lan tỏa văn hóa truyền thống trong giới trẻ

(PNTĐ) - Lựa chọn con đường nghệ thuật gắn liền với tranh sơn mài, họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang giống như một “đốm lửa” tuy nhỏ nhưng đang dần tạo sức lan tỏa, thổi bùng lên ngọn lửa, tình yêu với quê hương, đất nước, di sản văn hóa... trong giới trẻ. Và, tranh của Chu Nhật Quang như một chiếc cầu nối, là tiếng nói nghệ thuật giao thoa giữa quá khứ, hiện tại và tương tai.