"Làm sạch" từ thị trường tranh nội địa

Chia sẻ

PNTĐ-Nhà sưu tập Trần Tuấn Linh đã đấu giá thắng tác phẩm “Mother and Child in a Garden” của danh họa Lê Phổ với mức giá kỷ lục 35.200 USD. Trớ trêu thay, bức tranh ấy bị nghi vấn:“hàng nhái”...

 
Tại phiên đấu giá Modern and Contemporary Southeast Asian Art của Nhà đấu giá Sotheby's Hongkong sáng 1/10, nhà sưu tập Trần Tuấn Linh đã đấu giá thắng tác phẩm “Mother and Child in a Garden” của danh họa Lê Phổ với mức giá kỷ lục 35.200 USD. Trớ trêu thay, những bức tranh ấy vừa được mua thành công đã dính phải nghi vấn: “hàng nhái”.
 
Một phiên đấu giá tranh trong nước
 
Khóc cười thật - giả
 
Trần Tuấn Linh là 1 trong số hiếm hoi các nhà sưu tập người Việt mua tranh Việt tại Sotheby's. Cả 3 bức tranh anh vừa mua thành công đều có giá rất cao tại tại phiên đấu giá Các tác phẩm nghệ thuật đương đại (Modern and Contemporary Art) tại Sotheby’s vào lúc 17 giờ ngày 30/9 ở Hồng Kông. Đó là bức “Gia đình” (Lê Phổ, vẽ bằng chất liệu mực và gouache trên lụa bồi, khoảng 1938 - 1940) được bán với giá 534.288 USD. Bức sơn mài “Gia đình nai” ở bìa rừng (Phạm Hậu) bán giá 191.730 USD. Tác phẩm “Phong cảnh” (Nguyễn Gia Trí, vẽ năm 1940) được bán với giá 380.904 USD, lập kỷ lục tác phẩm bán đấu giá cao nhất của Nguyễn Gia Trí trên thị trường quốc tế.
 
 Song, theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long, bức “Gia đình” vẽ người đàn bà có hai bàn tay trái được cho là của Lê Phổ vẽ năm 1938 - 1940 “là giả 100%” đã vẽ sai hình họa, yếu kém về màu so với các tranh lụa của Lê Phổ nói chung.
 
Trước đó, ngày 30/7, tại Hà Nội, Nhà đấu giá nghệ thuật Chọn tổ chức cuộc đấu giá dành cho 12 tác phẩm của 2 bộ tứ trụ hội họa Việt Nam Trí - Lân - Vân - Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn) và Nghiêm - Liêm -Sáng - Phái (Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái). Sẽ không có gì đáng nói nếu như bức tranh “Phố cũ” của họa sĩ Bùi Xuân Phái bị nhiều chuyên gia bình luận cho rằng có nhiều khả năng đây là tranh chép, phỏng theo bức tranh bản gốc của tác giả.
 
Dọn sạch thị trường tranh giả
 
 Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết, ở thế kỷ 20, ở Hà Nội có nhà sưu tập Đức Minh xứng đáng là nhà sưu tập mỹ thuật hàng đầu của Việt Nam với một tư chất văn hóa lớn, có thể cảm nhận được nét bút của các bậc danh họa. Tuy nhiên về sau, những nhà sưu tập tranh vừa am hiểu nghệ thuật vừa có thái độ nghiêm túc không còn nhiều. Đôi khi, chỉ vì ham kiếm lời mà các nhà sưu tập sẵn sàng mua tranh giả, nhái, sau đó lập lờ nguồn gốc để lại bán lại giá cao hơn kiếm lời.
 
Trong khi đó, cách đây khoảng 10 năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng đã thành lập một trung tâm kiểm định tranh. Nhưng tiếc là trung tâm lập ra nhưng không có ai lai vãng… cuối cùng đã đóng cửa. Lý do vì một số người cho rằng, thành viên kiểm định tranh chưa hẳn chuyên nghiệp, uy tín và xuất sắc, nói thẳng ra phần lớn đều thuộc quân số của bảo tàng. Vì vậy trung tâm đã không giành được niềm tin của các nghệ sĩ và người mua tác phẩm mỹ thuật.
 
Để có thể hạn chế tình trạng tranh giả nhái, trước tiên phải nói tới ý thức tự thân của mỗi nghệ sĩ trước những đứa con tinh thần của mình. Bởi  thực tế có trường hợp, chính họa sĩ cũng vẽ đi vẽ lại một số bức được cho là ăn khách. Hay thậm chí, con của một họa sĩ lớn cũng vé nhái cả tranh của bố rồi tuồn ra thị trường. Việc làm này cũng dẫn tới một vài tình huống dở khóc, dở cười khi chính họa sĩ bị trả lại tranh do người mua thấy tác phẩm vẽ lại không “giống hệt” tranh gốc. Thêm vào đó, một số phòng tranh tuy ký hợp đồng độc quyền với họa sĩ, nhưng vì lợi nhuận cũng "dính" nghi án bán tranh giả. Tranh gốc có thể vẫn còn nguyên nhưng những phiên bản thì được phòng tranh âm thầm đem ra giao dịch.
 
Nhà sưu tập Tira Vanichtheeranont, vốn có nhiều cay đắng với mỹ thuật Việt Nam, cảnh báo trên Facebook của mình: “Không nên dễ dàng mua tranh vì nhà môi giới nổi tiếng. Vì chữ ký. Vì giấy chứng nhận. Vì được trưng bày, triển lãm đâu đó. Và cũng không nên mua từ sở hữu của ai đó quen biết. Hãy tìm hiểu, học hỏi thật kỹ trước khi mua”.
 
Ở góc độ khác, nhà nghiên cứu nghệ thuật Nguyễn Như Huy cho hay, trong thế giới mua bán nghệ thuật có một quy tắc quan trọng, đó là, không phải giá tiền quyết định giá trị tác phẩm, mà chính người mua hay người sở hữu nó mới quyết định điều ấy. Ví dụ, bất kì khi nào phòng tranh Gagoisian tại New York (Mỹ) mua tác phẩm của nghệ sĩ nào, giá nghệ sĩ đó sẽ tăng gấp đôi ngay lập tức. Tuy nhiên, bởi dựa trên lòng tin, thế giới nghệ thuật cũng rất dễ sụp đổ khi lòng tin bị sụp đổ. Lòng tin sụp đổ khi có sự lừa đảo xảy ra, khi có sự bất tín xảy ra, là cảnh báo của ông Nguyễn Như Huy…
 
Theo họa sỹ Lương Xuân Đoàn, để thay đổi, chúng ta cần phải dọn sạch thị trường tranh giả Việt Nam, xây dựng lại từ đầu thị trường tranh nội địa sạch sẽ và chuyên nghiệp. Các nhà sưu tập thế hệ mới, các chuyên gia có tiềm lực kinh tế cần vào cuộc để hình thành nên những bộ sưu tập mới của các họa sĩ đương thời Việt Nam. “Tôi tin với sự tiếp cận đời sống mỹ thuật đương đại, phát hiện những tác giả mới, chắc chắn một thời đại thị trường mỹ thuật Việt Nam mới nhưng nghiêm chỉnh, chuẩn chỉ sẽ hình thành”.

Miên Thảo

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt bộ sách về Điện Biên Phủ với nhiều góc nhìn

Ra mắt bộ sách về Điện Biên Phủ với nhiều góc nhìn

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách Điện Biên Phủ quy tụ tác phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng: Hữu Mai, Lưu Trọng Lân, Trần Thái Bình, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Minh Phương… Sự đa dạng về thể loại (tiểu thuyết, thư từ,  bài viết, ghi chép lịch sử) đã giúp bộ sách dễ tiếp nhận đối với nhiều đối tượng.
Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội dự buổi đồng diễn kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội dự buổi đồng diễn kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5/2024, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội đã đến dự buổi  đồng diễn dân vũ chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) cùng cán bộ, hội viên phụ nữ xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Ra mắt sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” với 3 thứ tiếng

Ra mắt sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” với 3 thứ tiếng

(PNTĐ) - Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử. Cuốn sách đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại này thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao