Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19

HÀ LAN - DOÃN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết trung thu, làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đang tất bật sản xuất các sản phẩm truyền thống như mặt nạ giấy bồi, trống... để kịp phân phối hàng phục vụ nhu cầu vui chơi Trung thu của người dân.

Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 1
Làng Ông Hảo nổi tiếng với nghề làm trống lâu đời. Khoảng chục năm gần đây người dân bắt đầu sản xuất thêm những loại mặt nạ giấy bồi, đầu lân, sư tử... để các sản phẩm thêm đa dạng cung cấp ra thị trường trên cả nước, các tỉnh, thành lân cận chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 2
Ông Vũ Huy Đông, người đã có gần 40 năm theo nghề truyền thống của làng Ông Hảo chia sẻ, quy trình làm mặt nạ gồm các bước: đúc khuôn, bồi thô, sơn, vẽ. Muốn sản xuất một chiếc mặt nạ có hình dáng bất kỳ cần có khuôn hình tương ứng để bồi giấy lên. Và cái khó nhất khi làm những chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là công đoạn vẽ, những nét vẽ phải thật tỉ mỉ, thể hiện được thần thái và phải “có hồn” của từng nhân vật, con vật. 
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 3
Ông Đông đang tỉ mẩn tô vẽ từng nét trên chiếc mặt nạ giấy bồi hình Tếu nữ.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 4
Từng lọ sơn, chiếc cọ là vật không thể thiếu giúp người thợ làm ra một chiếc mặt nạ đẹp. Đã vẽ sơn lên sẽ không thể tẩy, xóa được, "bút sa gà chết" đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 5
Để làm ra những chiếc mặt nạ giấy bồi người thợ phải trải qua công đoạn bồi nhiều lớp giấy lên khuôn hình, các lớp giấy ấy được kết dính với nhau bằng bột củ sắn an toàn, không có hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Sản phẩm làm ra có đẹp và sắc nét hay không một phần cũng nhờ vào bước bồi giấy này, đòi hỏi người thợ phải khéo léo, bồi chặt tay và càng mịn càng tốt, khi ấy nét vẽ lên trên bề mặt sẽ thanh thoát và dễ dàng hơn. 
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 6
Nơi đây còn khoảng gần 10 hộ hiện nay vẫn theo nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống. Phần lớn họ là những cặp vợ chồng cùng nhau làm nghề rồi cha truyền con nối đến đời con, cháu.

Hai năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên sức mua giảm mạnh, gia đình các hộ sản xuất đều gặp phải nhiều khó khăn, vất vả. Ông Đông cho biết, thời gian 2 năm dịch bệnh diễn biến phức tạp gia đình chỉ bán được 30% số lượng sản phẩm so với mọi năm. Tuy nhiên, vợ chồng ông bà vẫn cùng nhau quyết tâm “bám nghề”, hăng say lao động sản xuất nghề truyền thống.

Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 7
Những chiếc mặt nạ sinh động, an toàn phù hợp với trẻ em và cả người lớn cũng thích thú.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 8
Ngoài hình Tễu nam, Tễu nữ, ông Địa,... người thợ ở làng Ông Hảo còn sáng tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi hình các con vật trong 12 con giáp, hình Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... đa dạng màu sắc và có "hồn cốt" riêng.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 9
Những chiếc mặt nạ đang được phơi khô để hoàn thiện giao cho khách hàng.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 10
Từng chồng mặt nạ cao nối tiếp nhau đợi người chủ đóng hàng, bước cuối cùng để giao đi bán sỉ cho khách. Mặt nạ giấy bồi được gia đình ông Vũ Huy Đông bán buôn với giá 15-20 nghìn đồng 1 chiếc, từ đầu vụ đến nay gia đình ông đã bán được khoảng 8000 cái.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 11
Ngoài mặt nạ giấy bồi, sản phẩm trống truyền thống như thế này cũng được người dân yêu thích. Giá trống là khoảng 40-100 nghìn đồng tùy loại. 

Sức cạnh tranh trên thị trường rất lớn do những năm gần đây mặt hàng đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất hiện nhan nhản, đa dạng mẫu mã, bắt mắt kết hợp âm thanh tiếng nhạc và ánh sáng đèn nhấp nháy hấp dẫn trẻ em. Tuy nhiên những sản phẩm này phần lớn được làm từ nhựa, thậm chí có những loại đồ chơi có hình thù mang tính bạo lực, không phù hợp với con trẻ. Đây chính là lúc đồ chơi Trung thu truyền thống cần phát huy giá trị, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc vừa an toàn, thân thiện cho sức khỏe mọi người. 

Mùa Trung thu năm nay, cuộc sống quay trở về quỹ đạo bình thường mới, làng Ông Hảo đang tất bật sản xuất đồ chơi phục vụ nhu cầu của người dân vui Tết Trung thu. Cứ tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm khách hàng bắt đầu nhập sản phẩm từ cơ sở sản xuất nơi đây về bán.  

Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 12
Nhiều cơ sở sản xuất vẫn đang ngày đêm miệt mài làm hàng, đóng hàng để kịp giao cho khách vì nhu cầu vui chơi đã quay trở lại nên số lượng đặt hàng cũng tăng lên gấp 3, gấp 4 lần so với 2 năm qua. 

Công việc của những người thợ sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống không chỉ giúp họ mang lại thu nhập cho cuộc sống mà còn góp phần gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa truyền thống dân tộc. Chúng tôi sẽ quyết tâm theo nghề và truyền lại cho đời con, đời cháu, chỉ cần luôn có lòng yêu nghề, yêu chính công việc bình dị mình đang làm, chăm chỉ, nhiệt huyết thì nghề truyền thống sẽ không bị mai một, ông Vũ Huy Đông chia sẻ.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.