Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 23/2 (14 tháng Giêng Âm lịch), Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ quận Ba Đình (Hà Nội) long trọng tổ chức lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng” tại Di tích Quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn” đền Voi Phục.

Tham dự buổi lễ có đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Nguyễn Công Thành; Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tạ Nam Chiến; các đồng chí trong Ban Thường vụ Quận ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND quận; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể quận và các phường.

Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục - ảnh 1
Màn trống hội chào mừng khai hội

Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, quận Ba Đình vinh dự có 2 di tích Đền Voi Phục và Đền Quán Thánh trong “Thăng Long Tứ Trấn” được công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” Giáp Thìn 2024 tại di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn” đền Voi Phục nhằm phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục - ảnh 2
Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến phát biểu tại khai mạc lễ hội

Đồng thời giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm các anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân của dân tộc Việt Nam ta và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống trong nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục. Từ đó nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo tồn, giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục - ảnh 3
Lễ rước chân nhang Đức Thánh và Thánh Mẫu hồi cung

Trong suốt chiều dài lịch sử, đền Voi Phục với gần nghìn năm phụng thờ Đức Thánh - Hoàng tử Linh Lang - Người anh hùng có công cùng quân dân thời vua Lý đánh tan giặc Tống xâm lược thế kỷ XI. Hoàng tử văn võ song toàn xứng danh và anh hùng của những anh hùng. Thân thế, sự nghiệp và công trạng của Hoàng tử vang vọng mãi trong lịch sử. Sinh thời giúp nhà Lý, khi hóa hiển linh phù Trần - hộ Lê, nghìn thu “Hộ quốc - An dân”. Người anh hùng Hoàng tử Linh Lang đại diện tinh hoa, khí phách của dân tộc Đại Việt.

Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục - ảnh 4
Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến thực hiện nghi thức khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng”

Năm nay, với tâm thế mới, bên cạnh nghi thức rước chân nhang Đức Thánh, Đức Thánh Mẫu sẽ tiếp tục thực hiện nghi thức khai ấn. Nghi thức Khai Ấn nhằm tiếp tục bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống chống giặc ngoại xâm. Tưởng nhớ công đức của tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương Triều Lý trong việc Khai đô Thăng Long, trong việc Phá Tống - Bình Chiêm, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương Nam. Đồng thời cầu cho Quốc thái - Dân an - Thái bình thịnh trị.

Lễ hội cũng góp phần, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hơn nữa giá trị các di tích quốc gia đặc biệt tới bạn bè trong và ngoài nước, Nhân dân Thủ đô… Tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân.

Một số hình ảnh tại Lễ hội: 

Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục - ảnh 5

Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục - ảnh 6
Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục - ảnh 7
Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục - ảnh 8

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.