PGS.TS Phạm Quang Long:

Một xã hội muốn phát triển phải có những đỉnh cao về văn hóa dẫn dắt

Bài và ảnh: Khánh Thư
Chia sẻ

(PNTĐ) - PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa cho ra mắt độc giả tiểu thuyết “Chuyện phố” nhận được nhiều sự quan tâm. Cuốn tiểu thuyết xoay quanh những câu chuyện, con người phố Hà Nội. Nhân dịp này, Báo Phụ nữ Thủ đô đã có dịp trò chuyện với tác giả “Chuyện phố”.

Một xã hội muốn phát triển phải có những đỉnh cao về văn hóa dẫn dắt - ảnh 1
PGS.TS Phạm Quang Long.        

Thưa PGS. TS Phạm Quang Long, ông bắt đầu ý tưởng viết “Chuyện phố” từ khi nào? 

Ý tưởng về “Chuyện phố” đã manh nha từ khi tôi còn làm ở Sở Văn hóa. Tôi có bài báo về Hà Nội từ góc nhìn một người nhà quê tham gia một cuộc hội thảo. Ở đó, tôi đặt vấn đề ta có một giai đoạn khá dài đã xem nhẹ vai trò của trí thức tinh hoa. Một xã hội muốn phát triển phải có những đỉnh cao về văn hóa dẫn dắt. Khi ấy đồng chí Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Hà Nội đã hỏi tôi: “Thế đồng chí tự xếp mình vào loại nào?”, tôi đáp “Em chỉ là người nhà quê sống ở Hà Nội, xót vì nhiều phẩm chất tinh hoa của Hà Nội bị mai một mà chưa có cách gì khắc phục được. Bởi hình như ta chọn cách tiếp cận vấn đề chưa đúng. Rồi sau một thời gian thì tôi viết “Chuyện phố”, bắt đầu từ ý tưởng này. 

Tiểu thuyết “Chuyện phố” tái hiện cảnh quan sinh động về cuộc sống của một gia đình “gốc” Hà Nội ở nơi tản cư. Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông có bắt nguồn từ nguyên mẫu nào trong đời sống không?

Tôi không phải là nhà văn, tôi chỉ là tay ngang. Tôi chọn vấn đề rồi mới đi tìm nhân vật cho mình. Không có nguyên mẫu nào đủ đầy để xây dựng thành nhân vật tiểu thuyết được nên tôi chọn cả những chi tiết có thực và hư cấu (là chủ yếu) để dựng các nhân vật tương ứng với những gì mình muốn. 

PGS. TS Phạm Quang Long nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc ĐHQG HN, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Ông đã xuất bản các tiểu thuyết: Lạc giữa cõi người (2016), Bạn bè một thuở (2017), Cuộc cờ (2018), Chuyện làng (2020), Mùa rươi (2020).

Nếu có ai nhận ra một người nào đó thì là do họ bắt gặp ở đây những chi tiết, quan hệ nào đó mà họ đã biết thì đó là do nhân vật văn học gợi cho họ về một hình ảnh nào đó mà thôi.

Nhưng hẳn là những chi tiết trong tiểu thuyết cũng ít nhiều có thực tiễn trong đời sống, nhất là khi, ông từng có thời gian đảm nhận công tác lãnh đạo ở Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội? 

Một xã hội muốn phát triển phải có những đỉnh cao về văn hóa dẫn dắt - ảnh 2
    Bìa cuốn sách “Chuyện phố”. 

Công việc bắt tôi phải tìm hiểu, đọc, hỏi và suy ngẫm. Như hồi tổ chức một cuộc triển lãm về không gian văn hóa phố cổ, có nhà nghiên cứu yêu cầu phải có mô hình xích lô và người đạp xích lô. Tôi phản đối vì cho rằng chiếc xích lô và người đạp xích lô là dấu ấn một thời của đời sống Hà Nội nhưng nó không gắn với văn hóa tinh hoa, nó gắn với phần sinh hoạt lầm lụi của người nghèo nhiều hơn. Cuối cùng hồi đó, tôi đã chọn không gian văn hóa gia đình thi thư. Cũng có người phản đối, nhưng sau đó phương án này được chọn và rất nhiều người thích.

Hà Nội là một thành phố còn chêm xen cả làng, cả phố. Làng trong phố, phố trong làng. Kể cả về hạ tầng lẫn tính cách. Theo ông, nhận định này có đúng không? 

Trong “Chuyện phố”, tôi có nói Hà Nội là một cái làng thật to nhưng đó là cái làng văn minh, làng nghề là chính và có lối sống khác với làng nông thôn như ta vẫn hiểu. Điều đáng nói nhất là văn hóa thị dân - điều xưa nay hay bị hiểu sai. Thị dân, chiết tự ra là người dân sống ở thành thị nhưng không phải tất cả mọi người đã ở đô thị đều là thị dân. Thị dân Hà Nội khác với thị dân các đô thị khác. 

Văn hóa đô thị lại là một khái niệm đa diện nữa, trong đó có nhiều khía cạnh chưa được làm rõ. Tôi vẫn nghiêng về giá trị tích cực của văn hóa thị dân. Và khi nó đã là một bộ phận tất yếu thì mình chỉ có biết chấp nhận, khai thác những khía cạnh tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.

Tôi cho rằng phần tinh túy của văn hóa thị dân phát triển thành văn hóa tinh hoa. Điều này không phải ai cũng đồng tình nhưng mỗi người có quan điểm khác nhau mà.

Thông qua tác phẩm của mình, ông có mong mỏi và gửi gắm gì cho Hà Nội không? 

“Chuyện phố” là cuộc sống và con người, nó bày ra trước mọi người. Với riêng cá nhân, tôi cho rằng, mỗi người hãy cứ sống cho tử tế, làm tròn trách nhiệm công dân thì xã hội sẽ tốt lên, đời sống văn hóa Hà Nội sẽ lành mạnh hơn. Việc tưởng đơn giản nhưng rất khó vì làm được điều đó, chỉ có những người có nhân cách văn hóa mới làm được. Điều này, chúng ta đang phấn đấu.

Mấy tháng trước, tôi có một bài viết dài Nhận diện văn hóa Hà Nội. Ở đó, tôi đã đặt vấn đề gỡ các nút thắt thế nào để Hà Nội phát triển và nhận thức về văn hóa là nhận thức để phát triển. Đúng thì nhận thức sẽ mở đường cho xã hội tiến lên. Sai thì sẽ kìm hãm xã hội hoàn thiện. Ta có quá nhiều ví dụ cụ thể rồi, tôi không cần nói thêm nữa. 

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.