Nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu qua các giá đồng

Chia sẻ

Tết Thượng Nguyên là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nghi lễ này thường được các đền, phủ tiến hành trước ngày 20 tháng Giêng.

Thượng nguyên là một trong tứ quý, tức bốn nghi lễ quan trọng trong năm của Đạo Mẫu gồm lễ thiên quan Thượng nguyên tháng Giêng, lễ địa quan Trung nguyên tháng Tư, lễ thủy quan Hạ nguyên tháng Bảy và lễ Tất niên tháng Chạp.

Một buổi hầu đồng thường có 36 giá, mỗi giá nói về huyền tích của một vị thánh. Các thanh đồng sẽ Một buổi hầu đồng thường có 36 giá, mỗi giá nói về huyền tích của một vị thánh. Các thanh đồng sẽ "nhập vai" các vị thánh này, thực hiện các động tác mô phỏng chiến công hay huyền sử liên quan đến các vị thánh rồi "ban lộc" cho những người tham dự.

Ngoài mùng 8 tháng Giêng, các đền, phủ tùy chọn lấy một ngày để tổ chức lễ Thượng nguyên. Ngày nay, nhiều người nhầm lẫn giữa Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) với Tết Thượng nguyên.

Các thanh đồng luôn có người giúp dâng khăn áo, thay lễ phục sau mỗi giá đồng.Các thanh đồng luôn có người giúp dâng khăn áo, thay lễ phục sau mỗi giá đồng.

Trong một con ngõ nhỏ tại số 102 Hàng Bạc, Hà Nội, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng - thủ nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ đã tiến hành nghi lễ hầu đồng. Đây là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trong ảnh, nghệ nhân Kim Hùng hầu giá Thánh Bà Bản Đền Nguyên Khiết Linh Từ. Có công giúp dân, giúp nước, Thánh Bà được tôn xưng là Bạch Hoa Công chúa (Thượng Ngàn Thánh Mẫu Núi Dùm, Tuyên Quang).Trong ảnh, nghệ nhân Kim Hùng hầu giá Thánh Bà Bản Đền Nguyên Khiết Linh Từ. Có công giúp dân, giúp nước, Thánh Bà được tôn xưng là Bạch Hoa Công chúa (Thượng Ngàn Thánh Mẫu Núi Dùm, Tuyên Quang).

Trang phục của các vị thánh hết sức đa dạng về hoa văn, họa tiết. Mỗi màu tượng trưng cho một miền của vũ trụ. Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ), miền đất là màu vàng (Địa phủ), miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ), miền rừng núi là màu xanh (Thượng ngàn). 

Giá Quan lớn Đệ nhất Thượng Thiên, vị quan thay mặt Tam tòa Thánh Mẫu cai quản vùng trời.Giá Quan lớn Đệ nhất Thượng Thiên, vị quan thay mặt Tam tòa Thánh Mẫu cai quản vùng trời.Ngài lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được vua cha giao cai quản Thượng Thiên, trực tiếp hầu cận, thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh chốn thượng thiên nên  gọi là Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên. “Hương một chiện chín tầng soi thấuNgài lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được vua cha giao cai quản Thượng Thiên, trực tiếp hầu cận, thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh chốn thượng thiên nên gọi là Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên. “Hương một chiện chín tầng soi thấu

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng cho rằng nghi lễ cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải vào ngày 15 Âm lịch mà có thể cúng vào các ngày chẵn trước đó, sao cho phù hợp với công việc và hoàn cảnh của gia chủ. Lễ vật thường bao gồm 6 thứ: Hương, hoa, đăng (đèn, nến), trà, quả, thực (mâm cơm chay hoặc mặn). Người dân có thể dâng lễ và cầu nguyện vị thần mà mình thờ phụng.

Giá Quan lớn đệ Nhị Thượng Ngàn, vị quan cai quản vùng rừng núi.Giá Quan lớn đệ Nhị Thượng Ngàn, vị quan cai quản vùng rừng núi.

Nói về tục phóng sinh ngày Rằm, Mùng Một, ông Hùng chỉ ra nhiều người thường đặt mua chim, cá để phóng sinh: “Ví dụ khi có người đặt mua 100 con chim để phóng sinh, người ta sẽ đi bẫy chim và trong quá trình đó, sẽ có nhiều con chim bị chết. Như vậy là sai hoàn toàn ý nghĩa của việc phóng sinh là để tránh sát hại động vật, bảo vệ môi trường.” Ông gợi ý mọi người thực hiện phóng sinh bằng cách ra chợ, mua lại các con vật sống, thả về nơi sinh trưởng của chúng.

Giá Quan lớn đệ Tam Thủy phủ, vị quan cai quản vùng sông nước.Giá Quan lớn đệ Tam Thủy phủ, vị quan cai quản vùng sông nước.

Ngoài ra, bên cạnh việc cúng lễ thì mọi người cần có các hành động thiết thực như làm từ thiện, tu sửa bản thân. Nghệ nhân Nguyễn Tất Kim Hùng cho rằng một người thường xuyên cầu phúc mà làm việc phi pháp, bất hiếu với cha mẹ thì thờ cúng cũng vô ích.

Giá Quan lớn đệ Tứ khâm sai, huyền thoại cho rằng ngài là con trai thứ tư của Vua cha Bát Hải Động Đình.Giá Quan lớn đệ Tứ khâm sai, huyền thoại cho rằng ngài là con trai thứ tư của Vua cha Bát Hải Động Đình.

Giá Chầu bà đệ Nhị Thượng Ngàn. Tương truyền, bà giúp dân lập ấp, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh, cứu đói cho chúng dân.Giá Chầu bà đệ Nhị Thượng Ngàn. Tương truyền, bà giúp dân lập ấp, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh, cứu đói cho chúng dân.Mỗi giá đồng đều được trình diễn cùng những bài hát văn tán dương công đức các vị thánh thần.Mỗi giá đồng đều được trình diễn cùng những bài hát văn tán dương công đức các vị thánh thần.Giá Chầu Bà Lục cung Công chúa. Theo huyền sử, Chầu Lục là người Nùng, thường hiển ứng giúp dân trồng trọt.Giá Chầu Bà Lục cung Công chúa. Theo huyền sử, Chầu Lục là người Nùng, thường hiển ứng giúp dân trồng trọt.Quan Lớn Tuần Tranh còn gọi là Đệ Ngũ Tuần Tranh hoặc Ông Lớn Tuần Tranh là vị Quan lớn đứng hàng thứ năm trong hàng Ngũ vị Tôn Quan (sau hàng Tam Tòa Thánh Mẫu) cũng cuối cùng xếp sau Quan lớn Đệ Tứ Khâm Sai. Ngài là vị tướng tài ba danh tiếng lẫy lừng, nắm quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh được nhân dân nhất mực tôn kính phụng thờ.Quan Lớn Tuần Tranh còn gọi là Đệ Ngũ Tuần Tranh hoặc Ông Lớn Tuần Tranh là vị Quan lớn đứng hàng thứ năm trong hàng Ngũ vị Tôn Quan (sau hàng Tam Tòa Thánh Mẫu) cũng cuối cùng xếp sau Quan lớn Đệ Tứ Khâm Sai. Ngài là vị tướng tài ba danh tiếng lẫy lừng, nắm quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh được nhân dân nhất mực tôn kính phụng thờ.

Theo nghệ nhân Nguyễn Tất Kim Hùng, mọi người có thể làm việc tốt bằng những cách thức đơn giản và thiết thực như hiến máu, nói những lời khích lệ, tán dương nhau, tặng nhau những nụ cười chân thành cũng là một cách hành thiện, cầu phúc đầu năm.

Giá Chầu Bé đền Bắc Lệ, Lạng Sơn. Tương truyền rằng, Chầu Bé Bắc Lệ là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, chầu có phép thần thông, ra sức giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh. Lời văn ca ngợi Chầu Bé có câu: Giá Chầu Bé đền Bắc Lệ, Lạng Sơn. Tương truyền rằng, Chầu Bé Bắc Lệ là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, chầu có phép thần thông, ra sức giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh. Lời văn ca ngợi Chầu Bé có câu: "Ai lên tới Cao Sơn xứ Lạng/ Hỏi thăm đền Chầu Bé nơi nao/ Hỏi ra Bắc Lệ đi vào/ Ngôi đền chầu ngự thấp cao/ mấy tầng/ Ngàn cỏ hoa nghiêng mình rủ lá/ Bầy chim muông bách thú quỳ tâu/ Chim oanh ríu rít bên lầu...”Giá Ông Hoàng Mười Nghệ An. Có người cho rằng ông Hoàng Mười là con của Vua cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước. Ông Hoàng Mười theo đó cũng là một “Đức Thánh Minh” trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng Đạo Mẫu.Giá Ông Hoàng Mười Nghệ An. Có người cho rằng ông Hoàng Mười là con của Vua cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước. Ông Hoàng Mười theo đó cũng là một “Đức Thánh Minh” trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng Đạo Mẫu.Giá Cô Bơ Thủy cung, tiên nữ con vua Thủy Tề, giáng sinh giúp vua Lê đánh giặc.Giá Cô Bơ Thủy cung, giáng sinh giúp vua Lê đánh giặc.Cô vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm. Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng,Cô Bơ thoải cung - Đền Ba Bông.Cô vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm. Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng,Cô Bơ thoải cung - Đền Ba Bông.Giá Cô Chín đền Cửu Tỉnh, Thanh Hóa. Tích xưa kể lại Cô Chín là con gái thứ Chín của Ngọc Hoàng, có công phò vua giúp nước.Giá Cô Chín đền Cửu Tỉnh, Thanh Hóa. Tích xưa kể lại Cô Chín là con gái thứ Chín của Ngọc Hoàng, có công phò vua giúp nước.Giá Cô Bé Thượng Ngàn Sơn Trang, vị tiên cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn.Giá Cô Bé Thượng Ngàn Sơn Trang, vị tiên cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn.

Bài và ảnh: ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Xúc động xem MV huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá vẻ đẹp Hà Nội

Xúc động xem MV huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá vẻ đẹp Hà Nội

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc "Going Home" tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

(PNTĐ) - Vừa qua, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách 6 cuốn Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân (tiếng Việt và song ngữ gồm 5 ngoại ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Ả rập) nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.