“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài”

MẠC VY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 1/10, trong khuôn khổ chương trình Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 (từ ngày 01/10 đến hết 20/10/2024) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với CLB Đình Làng Việt và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Áo dài truyền thống - Giá trị văn hóa, bảo tồn và phát triển trong bối cảnh đương đại” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, NTK, đặc biệt là các bạn trẻ yêu và muốn tìm hiểu về áo dài truyền thống.

Tham dự chương trình có bà Phạm Thị Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội; Hoàng Thu Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Hội LHPN Hà Nội, CLB Di sản áo dài Việt Nam thành phố Hà Nội, CLB Đình Làng Việt, Hiệp hội Nữ doanh nhân Thành phố…

Từ bao đời nay, hình ảnh tà áo dài đã trở thành một trong những biểu tượng cho nét đẹp truyền thống không chỉ của người phụ nữ mà của cả dân tộc Việt Nam. Chiếc áo dài gắn bó với những thăng trầm của lịch sử dân tộc để rồi tỏa sáng vẻ đẹp trong thời đại ngày nay. Tọa đàm “Áo dài truyền thống - Giá trị văn hóa, bảo tồn và phát triển trong bối cảnh đương đại” góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị của Áo dài, cùng nỗ lực đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa Việt Nam.

“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài” - ảnh 1
Họa sỹ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt

Tại buổi Tọa đàm, họa sỹ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt đã có bài diễn thuyết về những lịch sử của áo dài ngũ thân - trang phục trang phục truyền thống, biểu tượng văn hóa đại diện cho đất nước, con người Việt Nam. Với những nghiên cứu của mình, họa sỹ Nguyễn Đức Bình đã có một cuộc ”giải phẫu” chi tiết về lịch sử hình thành áo dài ngũ thân, thời kỳ hưng thịnh của nó cho đến thời hiện đại hôm nay đã bảo tồn và phát huy ra sao.

Họa sỹ Nguyễn Đức Bình khẳng định, áo dài ngũ thân - áo dài truyền thống Việt Nam đã ra đời từ năm 1744, sớm hơn sự ra đời của xường xám Trung Quốc rất nhiều, vì vậy không thể nói áo dài có “học tập” phom dáng xường xám như một số nghi án được. “Áo dài của chúng ta ra đời từ năm 1744, có con đường phát triển riêng mà chúng ta phải tự hào, không hề giống trang phục truyền thống Trung Quốc chút nào”- Họa sỹ Ngyễn Đức Bình nhấn mạnh. Tuy nhiên, họa sỹ cho biết, thời hiện nay khi các NTK “biến tấu” trong việc may áo dài, đôi khi lại vô tình may sang dáng áo truyền thống của Trung Quốc với những đặc điểm mà nổi bật nhất là tay áo dài rộng. Theo ông Bình, do thời tiết Trung Quốc lạnh nên họ luôn may tay áo dài rộng để che phủ, bảo vệ cơ thể. Nhưng áo dài của Việt Nam lại không có những đặc điểm như thế. 

“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài” - ảnh 2
Áo dài ngũ thân truyền thống được trình diễn trên sân khấu lễ Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

Áo dài ngũ thân truyền thống của Việt Nam đặc biệt phù hợp với con người, thời tiết, khí hậu Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cho biết, áo dài phù hợp với hoạt động hàng ngày, khắc phục nhược điểm trên cơ thể, phù hợp khí hậu Việt Nam, giúp giữ ấm mùa đông, thoáng mát mùa hè. Đặc biệt, áo dài Việt có giá trị thẩm mỹ cao khi hình dáng độc đáo, kỹ thuật may khéo, cách mặc khoa học, thẩm mỹ...

Họa sỹ Nguyễn Đức Bình bày tỏ tiếc nuối thực trạng áo dài truyền thống hiện nay, nhiều NTK đã vô tình thiết kế giống trang phục của Trung Quốc nên gây hiểu lầm ở diện rộng, vì sự sai lầm này diễn ra cả trên sân khấu nghệ thuật nghệ thuật, đặc biệt là áo bán sẵn.

“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài” - ảnh 3
Tham dự Tọa đàm, bà Stella Ciorra, Chủ tịch Hội những người bạn di sản Việt Nam (giữa) diện áo dài truyền thống và bày tỏ rất thích áo dài Việt. 

Trước vấn đề này, tham dự Tọa đàm, nghệ nhân Phạm Quang Tuyền bày tỏ, để may một chiếc áo dài truyền thống đẹp, đúng là điều không dễ vì nó đòi hỏi sự tinh tế. Trong kỹ thuật may áo dài, nếu kỹ thuật chưa tới thì trông sẽ rất phản cảm.

“Áo dài ngũ thân của chúng ta xưa tỉ lệ cắt là tỉ lệ vàng, từ tà rộng bao nhiêu, dài bao nhiêu rất vừa vặn, không rườm rà, loà xoà có thể dùng hàng ngày. Áo dài của chúng ta đẹp lắm, nếu còn quan ngại không phù hợp thì là do chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài mà thôi”- Nghệ nhân Phạm Quang Tuyền nói.

“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài” - ảnh 4
Nghệ nhân Phạm Quang Tuyền phân tích về vẻ đẹp áo dài ngũ thân truyền thống Việt Nam

Ông cũng ví dụ ngay ở bản thân mình, khi diện áo dài phù hợp trong mọi hoàn cảnh, tạo được phong cách riêng, giấu dáng rất tốt. Theo nghệ nhân, diện áo dài đem đến cho mỗi người một phong cách riêng, ra cái chất của người Việt luôn giản dị, khiêm nhường. Nghệ nhân cũng nhấn mạnh, để có thể có áo dài đẹp thì phải tìm được nơi may áo dài đảm bảo kỹ thuật, bởi khi may không đủ chất lượng thì còn làm méo mó đi hình ảnh áo dài của cha ông.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những thách thức phát triển nguồn lực văn hóa trong xây dựng và phát triển Thủ đô

Bài 2: Những thách thức phát triển nguồn lực văn hóa trong xây dựng và phát triển Thủ đô

(PNTĐ) - Nguồn lực văn hóa là sức mạnh vừa hữu hình, vừa vô hình, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, của đất nước bền vững theo hướng nhân văn, nhân bản. Dưới góc độ phát huy nguồn lực văn hóa, chúng ta có thể thấy chính quyền và nhân dân Hà Nội đã có một quá trình phấn đấu lâu dài về mục tiêu phát triển văn hóa Thủ đô. Tuy nhiên sự nghiệp này vẫn còn rất nhiều thách thức.
Sẵn sàng cho đại tiệc Điện ảnh- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Sẵn sàng cho đại tiệc Điện ảnh- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(PNTĐ) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội (LHP) lần thứ 7 (HANIFF VII) sẽ diễn ra. Tại cuộc họp về tiến độ triển khai công tác tổ chức LHP của Bộ VHTTDL, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, HANIFF VII đã kêu gọi được hơn 500 tác phẩm từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Con số này báo hiệu một mùa Liên hoan vô cùng sôi động.
Đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” vì học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” vì học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

(PNTĐ) - Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” nhằm góp tiền ủng hộ học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Siu Black, ca sĩ Hồ Quang Tám, nhạc sĩ - ca sĩ Dương Trường Giang, nhà báo Ngô Bá Lục... Đêm nhạc đã diễn ra thành công với 266 triệu đồng được đóng góp cho quỹ “Ánh đèn sau lũ”.