Người dân thành kính tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Nguyễn Thắng - Hùng Mạnh (TTXVN)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bầu trời Hà Nội hôm nay mưa nặng hạt hơn, kèm theo những cơn dông nhưng cũng không ngăn nổi bước chân của người dân tìm về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, để thành kính tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - người đã dành cả cuộc đời để phụng sự đất nước.

Từ sáng sớm, ông Nguyễn Tuấn Anh, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường Đại học Mỏ đã đến khu vực cổng Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông) để tưởng nhớ, bày tỏ lòng tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Ông Nguyễn Tuấn Anh bày tỏ: "Mặc dù chưa được gặp trực tiếp, nhưng qua ti vi và trên báo, tôi biết được nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trưởng thành từ phong trào cách mạng, từ một cán bộ địa chất cho đến khi trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, ông để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tôi rất kính phục".

Người dân thành kính tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - ảnh 1
Linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ: Điều đáng trân quý ở nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương không chỉ là trí tuệ, mà còn là đạo đức và tinh thần cống hiến. Ông sống khiêm nhường, gần gũi với nhân dân, không ngừng trăn trở vì sự nghiệp phát triển của đất nước. Người dân nhớ đến ông như một biểu tượng của sự điềm đạm, chuẩn mực, từng lời nói, hành động của ông đều xuất phát từ tấm lòng tận tụy, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là tấm gương sáng cho những người làm địa chất nói riêng và đồng bào cả nước nói chung. Thành kính tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Đúng 7 giờ 00 phút, loa phía trong Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông phát đi thông báo chính thức bắt đầu Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Sau đó, các đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bộ, ban, ngành trung ương, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ngãi... vào kính viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Bầu không khí bao trùm phía bên trong Nhà tang lễ Quốc gia là cảm xúc tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của nhà lãnh đạo tận tụy, mẫu mực đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Bên ngoài khu vực Nhà tang lễ Quốc gia, trong làn mưa trên phố Trần Thánh Tông, anh Trần Văn Hải, phường Phúc Lợi (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cựu lưu học sinh tại Nga chia sẻ: Sự ra đi của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế. Những người từng biết đến ông như một vị Chủ tịch nước trách nhiệm, giản dị và tận tâm với nước, với dân.

Ông giữ cương vị Chủ tịch nước từ năm 1997 đến 2006, thời kỳ đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, Việt Nam từng bước củng cố vị thế trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ ngoại giao đa phương, bình đẳng và cùng có lợi với nhiều quốc gia. 

Trước đó, đúng 6 giờ sáng, mặc dù Hà Nội trời mưa to từ sáng sớm nhưng Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trang nghiêm thực hiện nghi lễ treo băng tang lên quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình. Tại các cung đường đến Nhà tang lễ Quốc gia, lực lượng chức năng tổ chức phân luồng, giữ vững an ninh trật tự, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho các đoàn đến viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Các cán bộ, chiến sỹ Công an, Quân đội, Thanh tra giao thông... thực hiện điều tiết giao thông, hướng dẫn người đi đường, tận tâm vì công việc được giao như một cách để bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 00 phút ngày 24 tháng 5 năm 2025 đến 7 giờ 00 phút ngày 25 tháng 5 năm 2025.

Lễ truy điệu đồng chí Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể lúc 7 giờ 00 phút ngày 25 tháng 5 năm 2025 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ 00 cùng ngày tại Nghĩa trang quê nhà, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, số 142 Lê Trung Đình, thành phố Quảng Ngãi cũng diễn ra Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đức Lương.

Trong hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương (ngày 24 và ngày 25 tháng 5 năm 2025), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.

 

Tin cùng chuyên mục

Hành trình 5 năm “giải mã” những bản dịch “Nhật ký trong tù” chưa từng công bố

Hành trình 5 năm “giải mã” những bản dịch “Nhật ký trong tù” chưa từng công bố

(PNTĐ) - Mới đây, TS Võ Xuân Quế đã cho ra mắt cuốn sách có nhan đề “Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài”. Cuốn sách không chỉ công bố 62 bản dịch “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng 37 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có nhiều bản dịch chưa từng được biết đến ở Việt Nam; mà còn mang đến nhiều câu chuyện độc đáo về các dịch giả và sự lan tỏa của tác phẩm, khẳng định sức sống mãnh liệt của di sản văn học Bác Hồ.
Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại một kỳ Triển lãm thế giới

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại một kỳ Triển lãm thế giới

(PNTĐ) - Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Tùng Dương muốn hét lên “Tôi tự hào vì là người Việt Nam” khi nhận giải thưởng âm nhạc tại Nhật Bản

Tùng Dương muốn hét lên “Tôi tự hào vì là người Việt Nam” khi nhận giải thưởng âm nhạc tại Nhật Bản

(PNTĐ) - Tối 22/5, trên sân khấu Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản - Music Awards Japan (MAJ) 2025 diễn ra tại nhà hát sang trọng bậc nhất Nhật Bản: Nhà hát ROHM Kyoto, BTC giải thưởng MAJ 2025 đã chính thức công bố và trao tặng giải thưởng International Special Awards cho nghệ sĩ 6 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Tùng Dương là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được vinh danh tại giải thưởng này.
Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

(PNTĐ) - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó, những di tích, di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất, con người Tràng An cũng được công nghệ hóa để bảo tồn và phát huy giá trị.