Người mẹ cầm súng

Chia sẻ

PNTĐ-Tác phẩm “Người mẹ cầm súng”, nhà văn Nguyễn Thi đã giúp ta thấy được một hình tượng đẹp về người mẹ Việt Nam anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 
 Chị Nguyễn Thị Út hay còn gọi là Út Tịch - cái tên mà mới chỉ nhắc đến thôi cũng đủ khiến quân giặc khiếp sợ, còn nhân dân ta lại tự hào khôn xiết.
 
Người mẹ cầm súng - ảnh 1
 
Truyện “Người mẹ cầm súng” kể về chị Nguyễn Thị Út- người mẹ 5 con, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cả gia đình đều phải đi ở đợ. Ngay từ khi còn nhỏ chị Út đã phải đi ở đợ và bị chủ đối xử tàn bạo, bị bóc lột… và lần nào chị cũng vùng lên. “Đánh nó để nó không đánh được mình", với bọn địa chủ là như thế, sau này đánh giặc cũng vậy. Đó là minh chứng rõ ràng cho quy luật “Có áp bức, có đấu tranh”. Chị sớm giác ngộ ý nghĩa của cuộc cách mạng, từ đó tích cực ủng hộ những người cộng sản.
 
Ở chị Út, người ta thấy hừng hực lòng nhiệt huyết, can trường không gì che lấp được. Ngay cả khi có thai đã hơn bảy tháng, chị vẫn xông pha nơi chiến trường, xung phong gác ở nơi nguy hiểm. Cá nhân tôi ấn tượng nhất là câu nói đầy chất phác mà chân thành của chị “còn cái lai quần cũng đánh". Dường như chị đã gửi cả thanh xuân, lòng nhiệt thành và cả tính mạng của mình để dệt nên bầu trời xanh tự do cho xóm làng, cho quê hương. Từ đầu đến cuối câu chuyện, tác giả chưa từng nhắc đến nỗi sợ của chị Út, cứ như chị chưa từng run sợ. Ta chỉ thấy nỗi lo lắng của chị: lo cho đồng đội, lo cho mấy đứa nhỏ ở nhà. Bản năng người mẹ, lòng vị tha của chị lớn đến là vậy. Có lúc bụng mang bầu lớn quá, người ta không đồng ý cho chị đi. Chị cứ năn nỉ mãi, năn nỉ để dấn thân vào bom lửa, khói đạn…
 
Tác giả không chỉ cho chúng ta thấy lòng dũng cảm của chị mà còn lí giải cho ta biết nó đến từ đâu. Đó là sự mới mẻ trong những tác phẩm viết về chiến tranh. Nhà văn đã cho ta thấy chiều sâu đa dạng của tâm hồn nhân vật. Nguồn động lực đã tiếp sức mạnh mẽ cho chị Út không gì khác chính là những tình cảm thân thương với xóm làng, đặc biệt là tình mẫu tử cứ sục sôi mãi trong chị: “Nếu mình hy sinh nó sẽ ở với ai đây? Nó ở với nhân dân! Bây giờ nó cũng đã ở với nhân dân rồi. Đời mình cực thì đời sau nó sướng. Giặc còn thì giặc cũng giết cả đời con mình”.
 
Không chỉ có chị Út, tác phẩm đã dựng lên cả một thế hệ can trường, yêu nước. Ấy là anh Hai với châm ngôn tuyệt đẹp “Cách mạng không ở đâu xa, ở ngay trong lòng mình”. Ấy là đội trinh sát nữ vừa đảm đang lại mạnh mẽ, “Lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom”- Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong câu chuyện này, người đọc còn vô cùng cảm động trước tình làng nghĩa xóm, sự đồng lòng góp sức của của nhân dân. Các cô bác xã Tam Ngãi, người góp gạo, người cho bánh mấy đứa con vợ chồng chị Út. Họ là hậu phương vững chắc giúp vợ chồng chị yên tâm chiến đấu, đúng như lời Bác căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công”. Song tác phẩm còn là bản án tố cáo tội ác chiến tranh đã khiến một đứa bé - thằng Hiển mới hai tuổi rưỡi đã biết ôm súng của mẹ hát bài đánh Mỹ.
 
Vừa tự hào cảm phục lòng yêu nước được thai nghén ngay từ nhỏ trong em, tôi lại vừa xót thương cho em- khi mà ở tuổi đó, đáng lẽ em được sống hạnh phúc giữa vòng tay chăm bẵm của cha mẹ, thì những vũ khí nguy hiểm, với bom đạn khói lửa, tội ác giặc giã lại hằn in lên tâm hồn trẻ thơ. Rồi khi đọc đến chi tiết chị Út mới sinh xong, phải nằm nghỉ “Út mơ màng tưởng mình đi với họ” ra chiến trường, tôi thương chị xiết bao. Khi chiến tranh giày vò chị, khiến ngay cả giấc ngủ của chị cũng không yên.
 
Bằng tâm huyết với nghề, nhà văn Nguyễn Thi - "người thư ký trung thành của thời đại" đã đem đến cho độc giả cái nhìn khái quát mà sâu sắc, chân thành về cả một thế hệ anh hùng đã hy sinh tất cả để dệt nên bầu trời hoà bình cho dân tộc “Anh đứng đây/ Mái tóc nhuộm màu mây/ Thịt da ôm màu đất/ Chân dừng lại để trái tim bước tiếp/ Mũi tên anh bắn đi ngày trước/ Bây giờ đang bay” - Vũ Quần Phương. Từ đó ta càng phải viết trân trọng hơn cuộc sống này, sống sao cho xứng đáng hết mình với cuộc đời: "Không quan trọng ta đã sống được bao lâu mà quan trọng ta đã sống như thế nào"!
 
Chu Thị Minh Giang
Lớp 7A3, trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt Non sông gấm vóc - Một dải vinh quang

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt Non sông gấm vóc - Một dải vinh quang

(PNTĐ) - Tối 3/5, tại Sân vận động tỉnh, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề "Non sông gấm vóc - Một dải vinh quang" kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam“- Khẳng định tinh thần yêu nước bất diệt

“Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam“- Khẳng định tinh thần yêu nước bất diệt

(PNTĐ) - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận 'Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)' với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam". Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV1 đã thu hút hơn 1.000 người tham gia thưởng thức.