NSƯT Trần Vịnh:

Nguyện làm phim về người lính tới khi ngừng hơi thở

CHIẾT NHI (thực hiện)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với hơn 500 tập phim và vài chục giải thưởng lớn nhỏ, ở tuổi gần 80, NSƯT Trần Vịnh vẫn gõ cửa từng Đài truyền hình để kêu gọi làm phim, tặng phim về đề tài chiến tranh, người lính. Bởi theo ông, đó là trách nhiệm với cha ông và đồng đội đã ngã xuống vì hoà bình. Và ông khẳng định sẽ không dừng lại sứ mệnh ấy khi còn sống.

Nguyện làm phim về người lính tới khi ngừng hơi thở - ảnh 1
NSƯT Trần Vịnh làm việc với diễn viên trong phim "Huế mùa mai đỏ" do ông đạo diễn    Ảnh NVCC

NSƯT Trần Vịnh từng được trao giải người làm phim về đề tài chiến tranh nhiều nhất do Tổng cục Chính trị trao tặng năm 2014. 

- Thưa NSƯT Trần Vịnh, điều gì khiến ông hết lòng dấn thân vào mảng đề tài chiến tranh và người lính với đam mê lớn như vậy?

 Là bởi, cha tôi là một liệt sĩ. Bốn anh em tôi cũng đều là quân nhân. Bản thân tôi xuất thân là nghệ sĩ quân đội, do quân đội đào tạo, đã đi biểu diễn ở chiến trường phía Tây Nam và biên giới phía Tây Bắc. Tôi vẫn thường nói, làm phim về đề tài chiến tranh là viết một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Tất cả những bộ phim tôi làm đều có cốt truyện từ đời thực, từ nguyên mẫu thực, giúp con cháu hiểu được chiến tranh tàn khốc như thế nào. Cha ông đã đổ bao nhiêu máu để lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên bầu trời. Làm phim về người lính mà giả tạo thì không làm được đâu. Tất cả phải ngồn ngộn dữ liệu sống thật, về cuộc đời và con người thật. Với tôi, làm phim về người lính, về chiến tranh Việt Nam là tâm huyết và trách nhiệm cả cuộc đời tôi theo đuổi, đến khi tôi ngừng hơi thở thì thôi.

 - Đã đi qua thời chiến khốc liệt, có những ký ức nào ám ảnh ông mãi không thôi? 

 Một lần ở bệnh viện chiến trường, tôi gặp một cậu tên Sang bị chấn thương cột sống. Bệnh viện quyết định đưa cậu về tuyến sau, dùng 6 người khiêng cậu ra. Cậu nhất định không chịu đi và nói rằng: Trước sau thì em cũng hy sinh, em lại chỉ có một người mẹ. Nếu trở về với hình hài như thế này, làm sao bà cụ chịu được nên hãy cho em hy sinh ở đây và dành việc chữa trị cho những người có thể còn có cơ hội sống sót để tiếp tục ra tiền tuyến chiến đấu. Nghe vậy, cả đoàn nghệ thuật của tôi hôm ấy đã rất xúc động, biểu diễn cho một mình chiến sỹ ấy xem. Năm 1977, chúng tôi đóng quân ở biên giới Tây Nam, gần một sân bóng. Mỗi lần xe của chúng tôi đi qua sân bóng lại thấy những nấm mộ của chiến sĩ mọc lên mới. Còn rất nhiều câu chuyện khác như thế mà tôi đã từng cảm nhận, chứng kiến. Từ đó, tôi nhủ với lòng mình phải có trách nhiệm với những hy sinh ấy bằng những thước phim để con cháu và người đương thời thấy những hy sinh mà quyết tâm xây dựng Tổ quốc.

 - Nhưng thời nay những người làm phim đều cho rằng làm phim về đề tài chiến tranh không hề dễ, lại ít người xem, thế nên có rất nhiều ngáng trở để thực hiện khiến phim chiến tranh ngày càng ít đi...

 Tôi cho rằng, để có một tác phẩm về đề tài chiến tranh cần có cái chất liệu sống động, cái tài của người làm, cái tâm của ê kip và cả tiền nữa. Nhiều khi tôi làm phim, phải bỏ tiền túi của mình ra để có thể có kịch bản hay. Bản thân tôi đã từng khước từ lời mời làm đạo diễn chỉ vì kịch bản quá kém. Tôi nhớ ơn môi trường quân đội và những trải nghiệm thực tế ở đó. Nếu không có môi trường quân đội sẽ không có Trần Vịnh như ngày hôm nay.

  - Vậy theo ông, chúng ta phải làm sao để có thể làm tốt hơn mảng đề tài này?

 Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã tiếp tục khẳng định sự tiếp nối mạch nguồn “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” mà Bác Hồ đã chỉ rõ, tôi kỳ vọng, từ chủ trương này của Đảng, Nhà nước, chúng ta sẽ có một hướng đi đúng đắn bền vững trong xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, trong đó có các chính sách, chủ trương bồi dưỡng giá trị, tình yêu đối với lịch sử hào hùng của dân tộc cho thế hệ trẻ để lịch sử cha ông và sự hy sinh của những người lính không bị rơi vào quên lãng.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.