Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt loạt vở hài kịch dịp đầu năm

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhân dịp chào Xuân Giáp Thìn 2024 và hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Nhà hát Kịch Việt Nam chính thức ra mắt loạt vở hài kịch "Ả Cave Nhà hàng Maxim", “Quan thanh tra” và “Nghêu sò ốc hến”.

Tác phẩm sân khấu “Ả Cave Nhà hàng Maxim” được lấy từ nguyên tác “La Dame de chez Maxim” - một kiệt tác của Nhà viết kịch vĩ đại người Pháp thế kỷ XIX Georges Feydeau. Là một tác giả cổ điển và cận đại, Georges Feydeau đã thành công vang dội ở cả nước Pháp và trên toàn thế giới. 

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt loạt vở hài kịch dịp đầu năm  - ảnh 1
Hình ảnh vở kịch “Ả Cave Nhà hàng Maxim

Chủ đề của ông là một loạt các vở Hài kịch về giới thượng lưu quý tộc ở Paris, những mặt trái của xã hội, những đối lập của đạo đức và nhân cách, của trí tuệ và kiến thức. Vì có nhiều năm lăn lộn ở những quán rượu, những hộp đêm nhà hàng nên ông đã viết nên những câu chuyện thật lôi cuốn và sống động của Paris lúc về đêm; để lại những tác phẩm nghệ thuật vô giá, trong đó có vở kịch “Ả cave nhà hàng Maxim” được lấy cảm hứng sáng tạo từ quán rượu Maxim và hộp đêm Moulin Rouge (tức nhà hàng Cối xay gió màu đỏ).

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt loạt vở hài kịch dịp đầu năm  - ảnh 2
Vở hài kịch châm biếm sâu cay giới thượng lưu.

Ngày 17 tháng Giêng năm 1899, cách đây đúng 125 năm, tác phẩm “Ả Cave Nhà hàng Maxim” đã được ra mắt lần đầu tiên tại Paris. Georges Feydeau đã dùng câu chuyện về một cô gái điếm ở tiệm rượu với điệu nhảy tục tĩu bỗng trở thành hình mẫu và thần tượng cho giới thượng lưu quý tộc để châm biếm, chỉ trích tầng lớp đầu não của xã hội.

Những chuyện dối trá trong tình yêu và hôn nhân cũng tạo nhiều tình huống bi hài khi ả gái nhảy đàng điếm tha hồ “bịt mắt dắt mũi” cả một xã hội thượng lưu ngu muội và rỗng tuếch, đang sôi sục học hỏi những điều nhảm nhí và phù phiếm.

Bên cạnh đó, những mối quan hệ giằng dịt trong gia đình bị tổn thương bởi sự dối trá và che đậy vụng về cũng được khắc họa vô cùng rõ nét qua nghệ thuật sân khấu.

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt loạt vở hài kịch dịp đầu năm  - ảnh 3
Hình ảnh bắt mắt của vở diễn.

Hơn một trăm năm qua, “Ả Cave Nhà hàng Maxim” vẫn liên tục xuất hiện ở các Nhà hát của Paris và các Nhà hát quốc tế.

Vở kịch kinh điển dưới bàn tay tài ba của đạo diễn NSND Tuấn Hải chính thức được Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn trong chương trình nghệ thuật “Xuân 24”.

Cùng với đó, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng ra mắt chương trình “Điểm hẹn 8.3” nhằm tri ân Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 với sự tham gia của 2 vở hài kịch kinh điển “Quan thanh tra” và “Nghêu sò ốc hến”. 

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt loạt vở hài kịch dịp đầu năm  - ảnh 4
Một cảnh trong vở Nghêu Sò Ốc Hến. 

Nếu “Nghêu sò ốc hến” mang giá trị văn hóa dân gian của vùng quê nông thôn Bắc Bộ, lên án, phê phán thói hư tật xấu của tầng lớp thống trị phong kiến xưa cũ nhưng được thổi vào hơi thở của hiện đại qua những câu thoại dí dỏm, quen thuộc và gần gũi với cuộc sống đương thời; thì “Quan thanh tra” lại vạch trần bộ máy quan chức cồng kềnh, quan liêu và mục nát của chế độ Nga hoàng với tệ nạn tham nhũng, hối lộ đã trở thành hệ thống từ trên xuống dưới, cùng thói hống hách, chuyên quyền, nhưng đầy đớn hèn, ti tiện của giới chức nước Nga trong bối cảnh thế kỷ 19.

Hai vở kịch với hai trường phái Á - Âu với sự góp mặt của những gương mặt nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Xuân Bắc, NSND Lâm Tùng, NSƯT Phú Đôn, NSƯT Kiều Minh Hiếu, NSƯT Trịnh Mai Nguyên, NSƯT Dũng Nam, NSƯT Mai Hương, NS Hồ Liên, NS Hồng Quang, NS Trịnh Khánh Linh, NS Hồng Phúc…

Đây đều là 2 vở hài kịch kinh điển, hứa hẹn sẽ là những món quà dành tặng những người phụ nữ thân yêu trong dịp đặc biệt này.

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.