Nhạc sĩ bức xúc vì bị tố vi phạm bản quyền tác phẩm của ... chính mình

Chia sẻ

Càng ngày, vấn đề bản quyền âm nhạc trên Inernet càng trở nên phức tạp hơn: Xâm phạm quyền tác giả âm nhạc đã là chuyện thường ngày. Thậm chí, gần đây còn có nghịch lý không ít nhạc sĩ bị cảnh báo vi phạm bản quyền với chính tác phẩm do mình sáng tác.

Ác mộng bản quyền của “Giấc mơ trưa”

Suốt tuần qua, chuyện nhạc sĩ Giáng Son bị YouTube “đánh gậy” vi phạm bản quyền chính ca khúc do mình sáng tác và sở hữu bản quyền khiến dư luận “dậy sóng”. Nhạc sĩ Giáng Son khẳng định mọi yếu tố bản quyền từ tác giả, phối khí, thu âm đều thuộc về mình nên chị rất ngỡ ngàng khi đưa bài hát lên kênh YouTube cá nhân lại bị báo cáo vi phạm bản quyền. Ngay sau đó, tác giả ca khúc “Giấc mơ trưa” đã làm đơn kiến nghị gửi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), đề nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây BH Media, đơn vị đã cảnh báo bản quyền với “Giấc mơ trưa” của nhạc sĩ Giáng Son đã tổ chức họp báo, cho rằng, nhạc sĩ Giáng Son đã "hiểu nhầm" về bản quyền của youtube vì trên YouTube có nhiều bản ghi “Giấc mơ trưa” thuộc nhiều chủ sở hữu khác nữa. Do đó, khi phát hiện bản ghi “Giấc mơ trưa” của Giáng Son mới được tải lên hơi giống với bản ghi “Giấc mơ trưa” của nghệ sĩ Dương Thùy Anh đã up lên trước đó, YouTube đã so sánh, đối chiếu và tự động gửi thông báo xác nhận bản quyền tới nhạc sĩ Giáng Son. Đây là cơ chế quét bản quyền tự động của YouTube, để chủ sở hữu các bản ghi đối soát bản quyền với nhau, và thông báo đó không làm ảnh hưởng đến quyền up bản ghi của Giáng Son. Chỉ cần nhạc sĩ làm thao tác phản hồi, là chủ sở hữu bản ghi kia sẽ xác minh lại và gỡ xác nhận bản quyền khỏi video.

Tuy vậy, ngay sau đó, VCPMC có văn bản phản bác và khẳng định sự bức xúc và khiếu nại của Giáng Son khi bị cảnh báo bản quyền với “Giấc mơ trưa” là “hoàn toàn có cơ sở” chứ không có chuyện nhạc sĩ nhầm lẫn về các quyền của mình. “Bản thân BH Media cũng là đơn vị sử dụng khi thực hiện sao chép tác phẩm để đăng tải trên YouTube mà theo quy định thì phải thực hiện xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả thành viên VCPMC. Tuy nhiên nghĩa vụ xin phép và trả tiền sử dụng quyền tác giả thuộc thành viên VCPMC lại chưa được BH Media tuân thủ nghiêm túc”- VCPMC nhấn mạnh.

Phía VCPMC khẳng định sẽ có văn bản đề nghị BH Media làm rõ thêm vụ việc không chỉ liên quan tới Giáng Son mà còn cả một số nhạc sĩ khác đang gặp phải tình cảnh tương tự.

Nhạc sĩ Giáng SonNhạc sĩ Giáng Son

Cần văn minh trong hoạt động nghệ thuật

Trường hợp “Giấc mơ trưa” của nhạc sĩ Giáng Son không phải là duy nhất. Nhiều nhạc sĩ cho biết cũng đang bị tố vi phạm bản quyền với chính tác phẩm do mình sáng tác.

Trước đó, nhạc sĩ Minh Châu, nhạc sĩ Ngọc Khuê cũng rất bất ngờ, “cảm thấy bị xúc phạm, khi tác phẩm của mình lại bị người ta nhận vơ”. Hàng chục video ca khúc mà hai nhạc sĩ sáng tác đăng tải trên nền tảng số bị cảnh báo là vi phạm bản quyền. “Những video đó đa phần là của tôi sáng tạo ra, đầu tư tiền phối khí, thuê ca sĩ, thu thanh, thậm chí thuê người thu hình làm video, đã đăng ký ủy nhiệm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc cho VCPMC. Vậy mà các video này bị vài trang khác nhận xằng là của họ để kiếm tiền trên công sức của những người sáng tạo” - nhạc sĩ Ngọc Khuê bức xúc.

Đáng nói là tình trạng này không chỉ diễn ra trên YouTube và không chỉ với nhạc hiện đại. Nghệ sĩ Bạch Lang cho biết, cách đây 3 tuần có làm clip và lấy bài hát “Tò vò” (chèo cổ) trong CD “Đò đưa” (anh tự sản xuất beat, tự hát và thu âm) đưa lên Facebook. Kết quả là Facebook báo âm nhạc vi phạm bản quyền và ẩn toàn bộ phần âm thanh. Anh có email khiếu nại, nhưng Facebook không trả lời. “Vậy là máy móc làm hay người làm mà dám cả gan đăng ký bản quyền âm nhạc dân ca Việt Nam?” - nghệ sĩ bày tỏ.

Với tình trạng đang diễn ra, nhiều nghệ sĩ cho rằng, để đầy lùi vi phạm quyền tác giả âm nhạc, quyền liên quan, nhất là trên không gian mạng, cần những cơ chế, biện pháp hữu hiệu hơn; Có sự chung tay lên tiếng, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, nhằm tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động sáng tạo, thụ hưởng âm nhạc.

MINH NHIÊN

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).