10 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2012:

Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ!

Đức Trí
Chia sẻ

(PNTĐ) - “Sau 10 năm thi hành Luật Xuất bản, chúng ta chỉ thực hiện được rất ít với quy mô và hiệu quả cũng rất hạn chế”, là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2012 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức cuối tuần qua.

Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ! - ảnh 1
Việc kinh doanh xuất bản phẩm điện tử lậu đã gây thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả Ảnh: TG

Luật Xuất bản được thông qua ngày 20/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 đã mang lại sinh khí mới cho ngành xuất bản Việt Nam, đưa ngành phát triển theo chiều rộng, bước đầu có những ấn phẩm đồ sộ và giá trị cao, góp phần cải thiện, nâng cao nhu cầu đọc của nhân dân. Chỉ tính riêng Hà Nội, theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, trên địa bàn hiện có gần 400 cơ sở phát hành xuất bản phẩm của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động phát hành, các nhà xuất bản, một số doanh nghiệp phát hành sách của các địa phương khác.

 Cùng với thành công về công tác chuyên môn, điểm đáng ghi nhận là các đơn vị phát hành còn hướng tới việc mang lại giá trị cho cộng đồng bằng việc khởi xướng và phát triển Dự án Nhà văn hóa và không gian văn hóa đọc cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực thi, hệ thống pháp luật về xuất bản cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế. Trăn trở nhất là bên cạnh những băn khoăn về sự hỗ trợ đầu tư ít ỏi từ phía Nhà nước thì vấn đề quyền tác giả còn nhiều khúc mắc, chưa thể giải quyết được. Thực tế hiện nay, tình trạng sách lậu, sách giả đang xuất hiện khá nhiều trên thị trường và được bán công khai trên các hình thức mạng xã hội. Điều này gây ra những khó khăn trong việc kinh doanh của các nhà xuất bản cũng như ảnh hưởng tới những độc giả chân chính.

Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự lan tỏa mạnh mẽ của truyền thông công nghệ số, xuất bản phẩm điện tử đã, đang và sẽ là một xu hướng tiêu dùng mới, tiếp cận đến đa số các đối tượng độc giả. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều xuất bản phẩm điện tử lậu (audiobook, ebook) xuất hiện tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho các đơn vị thực hiện kinh doanh xuất bản phẩm điện tử hợp pháp mà còn gây ảnh hưởng đến những đơn vị kinh doanh sách truyền thống (sách giấy). Mặc dù, pháp luật đã có những quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm đối với tình trạng này tại Luật Xuất bản và Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, nhưng vấn nạn xuất bản phẩm điện tử lậu vẫn tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp.

Trước thực trạng này, đại diện NXB Trẻ cũng như các đơn vị xuất bản đã mạnh mẽ kiến nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành xem xét lại những quy định pháp luật có liên quan, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý triệt để tình trạng xuất bản phẩm điện tử lậu. Đề nghị cơ quan quản lý quốc gia về an ninh mạng nên có cơ chế lọc, xóa bỏ và tổ chức phạt vi phạm đối với những trang web cố ý kinh doanh, cung cấp xuất bản phẩm điện tử lậu. Đại diện Công ty Cổ phần Văn hóa và Giáo dục Tân Việt đề nghị, cần có quy định rõ việc sao chép, sản xuất các sản phẩm xuất bản để kinh doanh, trục lợi, thu lợi bất chính mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu sản phẩm là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và cần được xử lý theo quy định của Luật Hình sự về sản xuất, buôn bán hàng giả.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định, tới đây Bộ sẽ có những xem xét, bàn luận kỹ hơn để Luật Xuất bản phù hợp với sự phát triển trong thời đại mới.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.