NSƯT Trung Anh: “Thẳng thừng từ chối vai không thích dù cát-xê cao”

Chia sẻ

PNTĐ-Dù được trả cát-xê cao nhưng nghệ sĩ Trung Anh vẫn thẳng thừng từ chối vai diễn mình không thích. Anh bảo không phải vì sợ bà xã ghen mà từ chối bởi vai diễn đó không hay với anh.

 
Sau vai Lương Bổng lạ và bí ẩn trong phim “Người phán xử”, NSƯT Trung Anh trở lại màn ảnh nhỏ trong phim dài 68 tập “Về nhà đi con” phát sóng VTV1 từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần. NSƯT Trung Anh chia sẻ về vai diễn mới mình tâm đắc ngay khi đọc kịch bản và những tâm sự về cuộc sống, công việc hiện tại. Trò chuyện giữa PV báo Phụ nữ Thủ đô với NSƯT Trung Anh.
 
NSƯT Trung Anh: “Thẳng thừng từ chối vai không thích dù cát-xê cao” - ảnh 1
Nghệ sĩ Trung Anh vào vai ông bố nghiêm khắc trong phim “Về nhà đi con”

 
“Chưa khi nào tôi khóc nhiều như vậy”
 
Kịch bản “Về nhà đi con” có gì hấp dẫn khiến anh nhận lời tham gia bộ phim dài 68 tập?
 
Thú thật, tôi đã từ chối lời mời của ê-kíp lúc chưa đọc kịch bản phim vì khi đó tôi đang rất bận.
 
May là đoàn phim không tìm người khác mà quay trước những phân đoạn không có tôi. Sau tôi về đọc thì thấy kịch bản quá hay. Tôi phải nói ngay với đạo diễn Danh Dũng rằng, ít khi đọc kịch bản phim nào mà tôi lại khóc nhiều như vậy.
 
Sao anh lại khóc?
 
Trong tất cả các phim từ trước tới nay tôi tham gia, không bao giờ tôi khóc to, khóc thành tiếng như vậy. Ông Sơn trong “Về nhà đi con” luôn day dứt bởi vợ qua đời là vì cố sinh cho ông một cậu con trai. 
 
Ban đầu tôi tưởng tượng, nhân vật khóc suốt phim mất, vì ông ấy rất khổ, phải đối diện với quá nhiều vấn đề của cuộc sống. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, tôi không muốn nhân vật quá mềm yếu vì sẽ không thể trụ nổi trong cuộc sống này. Và có một số vấn đề phải chốt lại, ông ấy khóc nấc lên 2 lần, khi vợ chết và một phân cảnh nữa là ông đưa con gái thứ hai đi phá thai…
 
Anh lại quay về với dạng nhân vật đau khổ, bi thương nhỉ? Có khi nào anh nghĩ tại sao các đạo diễn hay nhắm đến anh cho những vai người đàn ông khắc khổ?
 
Chắc là do cái mặt tôi, nhìn ở ngoài đã thấy khắc khổ rồi, lên hình thì trông khổ hơn 10 lần. Mà cũng có thể, các đạo diễn cũng “lười” tìm diễn viên nên cứ có vai nào khổ lại nghĩ đến Trung Anh hợp nhất (cười).
 
Sẵn vẻ khắc khổ là thuận lợi nhưng cũng dễ khiến vai diễn không hay, hoặc nhạt. Thế nên, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều về vai diễn mới này, thậm chí tôi mạn phép sửa một chút kịch bản để tính cách nhân vật phù hợp hơn.
 
Lúc đầu anh có ngại mình bị lặp lại các vai diễn trước đây?
 
Có chứ! Anh Hoàng Dũng (NSND Hoàng Dũng - PV) đã từng chia sẻ về việc thay đổi hoàn toàn nhân vật thì khó bởi có những nhân vật giống nhau đến 60 - 70%. Thoát khỏi nhân vật tương tự nhau thật sự là không dễ, nếu được đảm nhiệm một nhân vật khác hẳn thì lại không khó khăn bằng.
 
Anh có thường cân nhắc điều này trước khi đồng ý nhận vai?
 
Khi vừa quay xong phim Người phán xử, có phim điện ảnh được đầu tư với kinh phí rất “khủng” mời tôi đóng một vai ngắn. Sau khi đọc kịch bản, tôi từ chối ngay bởi thấy vai không có gì để diễn cả.
 
Mãi về sau tôi thấy đạo diễn nhiệt tình quá, bạn ấy bay từ TP HCM ra gặp tôi 1 buổi, trao đổi và bảo sẽ sửa lại kịch bản. Tôi biết dù có viết lại thì cũng rất khó, sẽ thay đổi kết cấu tác phẩm nhưng rồi bạn ấy viết lại thật. Dù kịch bản sửa cũng chưa ổn nhưng lòng nhiệt tình của bạn ấy đã thuyết phục tôi nhận lời. 
 
Rồi cũng trong phim đó, đang bước vào quay thì đạo diễn lại đổi ý bảo muốn tôi đóng vai chính. Dù trả cát-xê rất cao, tiền tỷ chứ không ít, nhưng tôi từ chối vì tôi đã đọc kịch bản nên biết vai chính thế nào rồi, tôi vừa không có thời gian, lại vừa không đủ tự tin mà đảm nhiệm.
 
“Vợ chồng tôi hiểu tính nhau”
 
Trong phim mới anh là một ông bố nghiêm khắc nhưng cũng nhiều lần rơi nước mắt. Ngoài cuộc sống thực thì sao, anh có thường bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ vậy?
 
Trong phim thì việc khóc hay không phụ thuộc vào kịch bản, chỗ nào cần khóc hãy cho tôi một lý do chứ tôi không thể giả tạo. Với tôi thì việc khóc hay không không quan trọng bằng việc diễn viên có truyền được cảm xúc và thông điệp của nhân vật tới khán giả hay không. 
 
Ở ngoài đời thì tôi chỉ một số lần thôi. Đó là những khi gặp chuyện buồn thương của gia đình, hoặc 1 - 2 lần khi những tâm huyết về công việc của mình lại không như mình mong đợi.
 
Anh có bao giờ chia sẻ với vợ về những vai diễn mình tham gia, nhất là những khi có cảnh tình cảm?
 
Vợ chồng tôi sống với nhau mấy chục năm rồi nên rất hiểu tính nhau. Vợ hiểu nghề nghiệp của tôi nhưng cũng có những phim tôi phải nói chuyện để cô ấy biết, phòng khi xem phim không bỡ ngỡ. 
 
Có những phim tôi thấy kịch bản “có vấn đề” là từ chối thẳng, không phải lo bà xã ghen mà chính tôi không thích.
 
Khán giả ít khi thấy anh cùng bà xã đi dự sự kiện nhỉ?
 
Tính vợ tôi không thích đến chỗ đông người nên có rủ cô ấy cũng không đi. Bản thân tôi cũng không thích chỗ đông người, khi nào cần thiết thì tôi mới có mặt thôi.
 
Anh và bà xã có vẻ hợp nhau vì tính tình hiền lành?
 
Tôi không hiền lành, tôi chỉ sống biết điều thôi. Bình thường có thể rất hiền nhưng lúc nóng lên cũng kinh khủng lắm (cười). 
 
Cảm ơn anh về những chia sẻ!
 
Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

Người dân thành kính tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Người dân thành kính tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

(PNTĐ) - Bầu trời Hà Nội hôm nay mưa nặng hạt hơn, kèm theo những cơn dông nhưng cũng không ngăn nổi bước chân của người dân tìm về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, để thành kính tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - người đã dành cả cuộc đời để phụng sự đất nước.
Hành trình 5 năm “giải mã” những bản dịch “Nhật ký trong tù” chưa từng công bố

Hành trình 5 năm “giải mã” những bản dịch “Nhật ký trong tù” chưa từng công bố

(PNTĐ) - Mới đây, TS Võ Xuân Quế đã cho ra mắt cuốn sách có nhan đề “Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài”. Cuốn sách không chỉ công bố 62 bản dịch “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng 37 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có nhiều bản dịch chưa từng được biết đến ở Việt Nam; mà còn mang đến nhiều câu chuyện độc đáo về các dịch giả và sự lan tỏa của tác phẩm, khẳng định sức sống mãnh liệt của di sản văn học Bác Hồ.
Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại một kỳ Triển lãm thế giới

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại một kỳ Triển lãm thế giới

(PNTĐ) - Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Tùng Dương muốn hét lên “Tôi tự hào vì là người Việt Nam” khi nhận giải thưởng âm nhạc tại Nhật Bản

Tùng Dương muốn hét lên “Tôi tự hào vì là người Việt Nam” khi nhận giải thưởng âm nhạc tại Nhật Bản

(PNTĐ) - Tối 22/5, trên sân khấu Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản - Music Awards Japan (MAJ) 2025 diễn ra tại nhà hát sang trọng bậc nhất Nhật Bản: Nhà hát ROHM Kyoto, BTC giải thưởng MAJ 2025 đã chính thức công bố và trao tặng giải thưởng International Special Awards cho nghệ sĩ 6 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Tùng Dương là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được vinh danh tại giải thưởng này.
Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

(PNTĐ) - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó, những di tích, di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất, con người Tràng An cũng được công nghệ hóa để bảo tồn và phát huy giá trị.