Phẫn nộ trailer phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam

Chia sẻ

Khán giả Việt nhanh chóng chỉ ra những chi tiết xuyên tạc lịch sử Việt Nam trong trailer bộ phim Quân đội Vương Bài (Ace Troops) của Trung Quốc về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979.

Poster phim Quân đội Vương Bài (tiếng anh: Ace Troops).Poster phim Quân đội Vương Bài (tiếng anh: Ace Troops).

Trung Quốc ám chỉ chiến tranh biên giới Việt - Trung là "phản công tự vệ"

Rất nhiều khán giả Việt đã phát hiện và lên tiếng phẫn nộ đối với trailer một bộ phim Trung Quốc đang được lan toả trên mạng xã hội Baidu cùng với những xuyên tạc về sự thật lịch sử Việt Nam.

Cụ thể, trong trailer phim Quân đội Vương Bài (Ace Troops) có một số phân cảnh binh lính Trung Quốc chiến đấu với một lực lượng sử dụng súng AK, được ngụy trang trong lớp lá cây.

Nhiều khán giả đã phát hiện ra những khung cảnh được tái hiện trong trailer là cảnh quân đội Trung Quốc đang bắn pháo. Đặc biệt, đây lực lượng được Trung Quốc sử dụng nhiều nhất trong các trận chiến ở Vị Xuyên (Hà Giang). Đồng thời, trang phục mà các diễn viên Trung Quốc mặc trong phim cũng trùng khớp với giai đoạn xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979. Nhiều khán giả Việt đã bày tỏ sự phẫn nộ và lên tiếng phản đối, chỉ trích bộ phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, để gọi cuộc chiến biên giới 1979 là “phản công tự vệ”.

Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn (trong khoảng một tháng) nhưng khốc liệt bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa Việt Nam và Trung Quốc đã gây thiệt hại về người và tài sản cho cả hai phía. Đây còn là chiến địa được mệnh danh là “lò vôi thế kỷ” với hơn 2.000 hài cốt liệt sĩ nằm rải rác trên các cao điểm núi đá biên giới Việt - Trung.

Vai diễn của Tiêu Chiến trong Quân đội Vương Bài.Vai diễn của Tiêu Chiến trong Quân đội Vương Bài.

Nhiều khán giả Việt giận dữ, lên án tẩy chay

Quân đội Vương Bài nói về quá trình hình thành quân đội Trung Quốc chính quy, hiện đại, cơ giới hóa trong 40 năm trở lại đây.

Bộ phim có sự tham gia của Hoàng Cảnh Du, người từng thủ vai chính trong nhiều bộ phim về lịch sử, quân đội cùng các diễn viên nổi tiếng khác của Trung Quốc Tiêu Chiến, Chung Sở Hi.

Lấy mốc thời gian vào năm 1983, các nhân vật chính trong phim tham gia chiến đấu chống "quân địch" và rà phá bom mìn tại Quảng Tây, một tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới với Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam. Tuy nhiên, không ít khán giả Việt đặt dấu chấm hỏi ở mốc thời gian này bởi mốc thời gian đó gợi nhớ đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam, bắt đầu từ năm 1979.

Rất nhiều tài khoản Facebook cá nhân đã lên tiếng sau khi xem trailer bộ phim "Quân đội vương bài", cũng như đề nghị đưa lịch sử thành môn bắt buộc để thế hệ trẻ Việt hiểu rõ lịch sử nước nhà.

Một số khán giả bày tỏ sự thất vọng và muốn tẩy chay các diễn viên Trung Quốc tham gia phim: “Bạn có quyền yêu thích văn hóa, nghệ thuật, con người của bất kỳ quốc gia nào, miễn điều đó không ảnh hưởng đến chủ quyền và lòng tự tôn của dân tộc. Mình rất thích Tiêu Chiến (tên nhân vật chính trong phim), nhưng từ nay mình sẽ không theo dõi anh ta nữa, vì đã tham gia một bộ phim nhằm thẳng vào Việt Nam”.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc khéo lồng ghép vào phim ảnh những thông tin sai sự thật về lịch sử, địa lý Việt Nam. Bộ phim Nhất sinh nhất thế của Trung Quốc gần đây cũng gây phẫn nộ ở Việt Nam vì chứa bản đồ đường lưỡi bò (đường chín đoạn).

KIM DUNG

 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

(PNTĐ) - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó, những di tích, di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất, con người Tràng An cũng được công nghệ hóa để bảo tồn và phát huy giá trị.
Bài 1: Thước đo đầu tàu liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

Bài 1: Thước đo đầu tàu liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

(PNTĐ) - Ngày 8/11/2024, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5832/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ “Giải pháp liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô với một số tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030”. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội. Việc thúc đẩy liên kết vùng nhằm tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị gia tăng cao không chỉ là nhu cầu phát triển của Thủ đô, mà còn là xu thế tất yếu đối với cả Vùng đồng bằng sông Hồng.
“Không gia đình” – Món quà nhạc kịch đầy cảm xúc cho thiếu nhi mùa hè 2025

“Không gia đình” – Món quà nhạc kịch đầy cảm xúc cho thiếu nhi mùa hè 2025

(PNTĐ) -Chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ mang đến cho khán giả nhỏ tuổi và gia đình vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học kinh điển của nhà văn Pháp Hector Malot. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được dàn dựng trên sân khấu nhạc kịch tại Việt Nam, mở ra một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, nhân văn và đầy cảm hứng sống.