Phát động cuộc thi ảnh “Bảo tồn nguồn nước, nuôi dưỡng tương lai”

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cuộc thi nằm trong khuôn khổ chương trình “Mizuiku – Em yêu nước sạch”, được phát động từ tháng 12/2023 đến tháng 3/2024 với mong muốn nâng cao nhận thức và giáo dục thế hệ trẻ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện văn hóa và giáo dục quan trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam.

“Bảo tồn nguồn nước, Nuôi dưỡng tương lai” (Nurture the flow, Future will grow) đồng thời hướng đến kỷ niệm đặc biệt - 20 năm sáng kiến Mizuiku được tổ chức tại Nhật Bản và 10 năm có mặt tại Việt Nam. Cuộc thi do công ty Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam và Tập đoàn Suntory Holdings Limited tổ chức với sự bảo trợ của Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. 

Với chủ đề “Nước” và “Trẻ em”, cuộc thi sẽ nhận các bài dự thi tranh và ảnh chụp có ý nghĩa gợi tình yêu với nguồn nước, thiên nhiên và từ đó nuôi dưỡng nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến nguồn nước, đồng thời thể hiện được tầm quan trọng của phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.

Phát động cuộc thi ảnh “Bảo tồn nguồn nước, nuôi dưỡng tương lai” - ảnh 1
Ông Đỗ Thái Vương - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đối ngoại và Truyền thông Suntory PepsiCo Việt Nam thông tin về cuộc thi

Cuộc thi diễn ra trong hơn 02 tháng, mang đến sân chơi dành cho nhiều độ tuổi và cơ hội cho các tài năng thể hiện năng khiếu, phát huy sở trường và khả năng sáng tạo thông qua các tác phẩm gắn với chủ đề. Những tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn để trưng bày tại triển lãm, cũng như sử dụng làm tư liệu cho các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường sắp tới.

Chia sẻ về ý nghĩa cuộc thi, ông Đỗ Thái Vương - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đối ngoại và Truyền thông Suntory PepsiCo Việt Nam nhấn mạnh: “Mizuiku - Em yêu nước sạch” đã được triển khai gần 10 năm tại Việt Nam, giúp nuôi dưỡng ý thức bảo vệ nguồn nước và cơ hội tiếp cận nước sạch cho hàng triệu trẻ em trên toàn quốc. Cuộc thi ảnh lần này đem thông điệp giáo dục của “Mizuiku” vượt ra khỏi lứa tuổi cấp tiểu học, truyền cảm hứng và thúc đẩy tình yêu, ý thức bảo vệ nguồn nước của người dân ở mọi lứa tuổi”.

Sáng kiến Mizuiku giúp nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cho học sinh tiểu học, được khởi xướng bởi Tập đoàn Suntory tại Nhật Bản từ năm 2004. Việt Nam là quốc gia đầu tiên được Suntory mở rộng dự án ra bên ngoài Nhật Bản vào năm 2015 với tên gọi “Mizuiku - Em yêu nước sạch”. Sau 9 năm triển khai tại nhiều tỉnh thành, hàng triệu học sinh, thầy cô và người dân được hưởng lợi từ 03 hoạt động chính: giảng dạy về bảo vệ nguồn nước trong trường học, trải nghiệm rừng, tăng cường tiếp cận nước sạch qua các công trình.

Để tạo sức lan tỏa lớn đến cộng đồng, cuộc thi mở rộng đối tượng và cách thức tham gia dành cho đông đảo người dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Theo đó, Ban tổ chức sẽ chia đối tượng dự thi thành 3 nhóm tuổi: Nhóm 1 “Những nhà khám phá” dành cho trẻ em 6-11 tuổi và có thể nộp tranh vẽ theo chủ đề cuộc thi; Nhóm 2 “Tuổi trẻ đam mê” cho thanh thiếu niên 12-18 tuổi và Nhóm 3 “Người bắt khoảnh khắc” cho người trưởng thành trên 19 tuổi gửi ảnh chụp.

Ban tổ chức sẽ trao tặng nhiều giải thưởng hấp dẫn cho các tác giả chiến thắng trong đó có chuyến thăm khám phá Nhật Bản, chuyến trải nghiệm rừng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương hoặc Vườn Quốc gia Cát Tiên, máy ảnh hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.