Phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam: Đồ vàng”

Chia sẻ

Nhằm góp phần quảng bá giá trị của bảo vật quốc gia tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước, ngày 31/7/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 2): Đồ vàng”.

Bộ tem gồm 4 mẫu do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, có khuôn khổ 37 x 37 (mm).

Mẫu 1: Ấn Sắc mệnh chi bảo. Ấn được triều đình nhà Nguyễn chuyển giao cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945. Đã có những công trình nghiên cứu về ấn chương Việt Nam đều xác định đây là hiện vật gốc, độc bản. Ấn Sắc mệnh chi bảo hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Mẫu 2: Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo”. Đây là chiếc ấn có niên đại sớm nhất trong lịch sử tồn tại của vương triều Nguyễn. Ấn được đúc vào năm 1709, đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725). Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Mẫu 3: Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử. Hộp có dáng hình cầu, thân tạo nổi 11 múi, mỗi múi giống như hình cánh sen cong tròn. Hoa văn được chạm khắc thủ công. Các họa tiết hoa văn, với phần nền gấm vân mây làm nền họa tiết hoa chanh là đặc điểm cho thấy trình độ và kỹ thuật hết sức điêu luyện của nghệ nhân chế tác. Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.

Mẫu 4: Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn. Theo các tài liệu tại Bảo tàng Nghệ An, niên đại của Tháp Nhạn được xây dựng vào thời Đường. Toàn bộ hộp đựng xá lị Đức Phật Thích Ca làm bằng vàng nguyên chất, được chạm trổ tinh xảo. Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ An.

Hình ảnh các bảo vật đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Quảng Ninh, Bảo tàng Nghệ An cung cấp và cho phép sử dụng để giới thiệu trên tem bưu chính.

4 mẫu của bộ tem.4 mẫu của bộ tem.

Bộ tem được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 31/7/2021 đến ngày 30/6/2023.

Trước đó, năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 1): Đồ đồng” gồm 4 mẫu tem giới thiệu các bảo vật: Bộ khóa đai lưng bằng đồng (được trưng bày tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); Thạp đồng Hợp Minh (được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái); Kiếm ngắn Núi Nưa (được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa); Cây đèn đồng hình người quỳ (được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và được bảo vệ, bảo quản theo chế độ đặc biệt.

(Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.