"Ra bờ suối ngắm kèn hồng"- tác phẩm mới trong trẻo, mát lành của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Chia sẻ

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa chính thức ra mắt tác phẩm mới "Ra bờ suối ngắm kèn hồng", một tác phẩm được ông "thai nghén" trong khoảng thời gian đại dịch tại Tp Hồ Chí Minh. Tác phẩm chính là cách vượt qua đợt cao điểm đại dịch tại TP.HCM theo “kiểu riêng mình” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: dễ thương, tươi sáng và nhân văn.

Tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh"Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng" hứa hẹn sẽ góp phần mang lại tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người cho độc giả trong bối cảnh thời bình thường mới sau đại dịch Covid-19.

Là tác phẩm trong trẻo, tràn đầy tình yêu thương mát lành, trải ra trước mắt người đọc khu vườn trại rực rỡ cỏ hoa của vùng quê thanh bình, kèm theo đó là những “nhân vật” đáng yêu, làm nên một “thế giới giàu có, rộng lớn và vô cùng hấp dẫn” mà dường như người lớn đã bỏ quên đâu đó từ lâu, truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng  mang đến cho bạn đọc sự thư giãn nhẹ nhàng và ấm áp.

Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn được nhiều thế hệ độc giả yêu mến, đón đợi tác phẩm của ông.Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn được nhiều thế hệ độc giả yêu mến, đón đợi tác phẩm của ông.

Sau Tôi là Bêtô, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Chúc một ngày tốt lành, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng thì Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng là cuốn sách thứ 5 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mà nhân vật chính là những con vật ngộ nghĩnh, được mô tả sống động dưới ngòi bút tài hoa và giàu tình thương. 

Câu chuyện có 8 phần với 64 chương sách nhỏ đầy ắp lòng thương yêu, tính lương thiện; tình thân bạn bè, lòng dũng cảm và bao dung đánh bạt sự ác độc và những thói xấu. Bạn đọc sẽ được hòa mình vào một thế giới động vật rất dễ thương từ con chuột Chuông Rè “hát hay không bằng hay hát”, chú dế đêm đêm vẫn kéo đàn dưới gốc nhãn, đến con vịt Gì Cũng Biết thích viết văn … Tác phẩm có ba con gà tuổi mới lớn (trong đó có hai con thích nhau), ba bố con nhà chuột, mẹ con nhà cáo, một bác ngựa, một cô bói cá, một cô ngỗng, một cô hải âu… 

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ về tác phẩm mới: “Điều quan trọng nhất của tình yêu là nó giúp bạn khám phá bản thân mình. Nó giống như một màn hình để bạn chiếu rọi ước mơ của mình lên đó. Nó cũng giúp bạn khám phá những chiều kích mới của cuộc sống.” 

TUỲ DUYÊN

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.