Ra mắt tủ sách Văn chương & Mỹ thuật, món ăn tinh thần mới dành cho người yêu sách

Chia sẻ

Ngày 11/12/2021, tại sân khấu A, đường sách Nguyễn Văn Bình (TP. Hồ Chí Minh) sẽ diễn ra buổi giao lưu Ra mắt tủ sách Văn chương & Mỹ thuật, đồng thời giới thiệu 2 ấn phẩm đầu tiên trong tủ sách, là tác phẩm Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng và Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng do Đông A ấn hành.

Tủ sách Văn chương & Mỹ thuật là tủ sách mới của Đông A, được thực hiện với mong muốn đưa đến bạn đọc các ấn phẩm trang nhã, đẹp mắt, không những đáp ứng niềm vui đọc sách mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức hội họa.

"Việc này khá cầu kỳ, công phu, chỉ với một mục đích duy nhất là giúp bạn đọc có cơ hội tiếp cận tác giả ở một góc nhìn gần hơn, nhất là khi nhiều ấn phẩm có thể đã thất lạc do chiến tranh, hoặc qua nhiều chỉnh sửa của thế hệ sau", đại diện của Đông A chia sẻ.

Minh họa trong cuốn Minh họa trong cuốn "Thương nhớ mười hai" được họa sĩ Duy Hưng dựa trên cảm hứng từ tranh lụa Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Các ấn phẩm trong tủ sách sẽ là sự kết hợp giữa tác phẩm văn học và minh họa mới của các họa sĩ Việt Nam đương đại, khẳng định giá trị qua thời gian, mà trước hết sẽ là những tác phẩm của tác giả Việt. Đặc biệt, mỗi cuốn sách trong tủ sách Văn chương & Mỹ thuật được minh họa xuyên suốt bởi một họa sĩ Việt Nam đương đại. 

Hai ấn phẩm đầu tiên trong Tủ sách Văn chương & Mỹ thuật sẽ được giới thiệu với độc giả là "Thương nhớ mười hai" và "Bỉ vỏ". 

"Thương nhớ mười hai" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Vũ Bằng. Trong tác phẩm của mình Vũ Bằng viết về “mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ” (Tự ngôn). Không chỉ đầy ắp những cảnh, những tình đắm đuối thiết tha, không chỉ duyên dáng và ý nhị kể biết bao câu chuyện về ẩm thực, thú vui, phong tục của miền Bắc, tùy bút này còn là một điển hình cho phong cách Vũ Bằng, đặc biệt với việc sử dụng câu từ tiếng Việt trong sáng, uyển chuyển, đầy nhạc tính. Cuốn sách sử dụng phần văn bản từ cuốn "Thương nhớ mười hai" in lần đầu năm 1972 của nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, được bổ sung minh họa cho cả mười ba chương, gồm mười hai chương về mười hai tháng trong năm và chương cuối - “Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh”. Sách được minh họa bởi họa sĩ trẻ Duy Hưng, dựa trên cảm hứng từ tranh lụa Việt Nam đầu thế kỷ XX của các danh họa nổi tiếng như Lê Phổ, Mai Trung Thứ…

Tác phẩm Tác phẩm "Bỉ vỏ" được Hoàng Phượng Vỹ minh họa.

Trong khi đó, tiểu thuyết đầu tay, cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyên Hồng, "Bỉ vỏ" đã từng giành giải thưởng văn chương của Tự Lực Văn Đoàn, và vẫn còn là tác phẩm được yêu mến bởi nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam.

"Bỉ vỏ" kể câu chuyện cuộc đời Tám-Bính, một cô gái quê với tâm hồn trong sáng và hướng thiện, từng bước bị xã hội đương thời dìm xuống trong đau khổ và khinh khi, bẻ gãy nhân cách cho đến ngày không còn có thể cứu vãn. Tác phẩm đã thành công trong việc phơi bày hiện thực xã hội đầy nghiệt ngã và sớm báo hiệu một tài năng văn chương trẻ khi đó.

Ấn phẩm "Bỉ vỏ" do Đông A ấn hành có phần văn bản sử dụng từ bản in lần đầu năm 1938 của Nhà xuất bản Đời nay, được chỉnh lý theo quy tắc chính tả hiện hành. Không chỉ vậy, sách còn được bổ sung minh họa của họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ (con trai nhà thơ Hoàng Trung Thông), là một họa sĩ không những đam mê hội họa mà còn có niềm say mê với văn chương, nghệ thuật nói chung. Họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ vẽ minh họa cho "Bỉ vỏ" không chỉ từ cảm nhận cá nhân trước tác phẩm, mà còn từ những ký ức và niềm cảm mến, trân trọng với nhà văn Nguyên Hồng - một người bạn quý của cha ông.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).