Tà áo dài phủ kín phố phường Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

MA THỊ THƠM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những ngày này, hình ảnh tà áo dài truyền thống, rực rỡ sắc màu đang phủ kín các con phố Hà Nội, góp phần tạo nên một bức tranh sôi động và đầy sức sống cho mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) người dân, du khách đổ về khu vực Hồ Gươm cũng như các khu di tích của Hà Nội đông đảo hơn bao giờ hết đã khiến các khu vực này càng trở nên sôi động, tấp nập. Trong những ngày này, hưởng ứng Tháng Áo dài (1 - 20/10/2024) các chị em phụ nữ đủ mọi lứa tuổi tranh thủ cùng nhau diện áo dài, ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong dịp lễ đặc biệt cũng là dịp tiết trời mùa thu đẹp rực rỡ, góp phần tạo nên những bức ảnh đẹp.

Tà áo dài phủ kín phố phường Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô - ảnh 1
Hình ảnh quen thuộc trên khu vực Hồ Gươm những ngày này 

Tà áo dài xúng xính cũng phủ sắc trên khắp các con phố tại Hà Nội. Hình ảnh này thể hiện vẻ đẹp truyền thống và niềm tự hào về văn hóa dân tộc của mỗi người dân Việt. Dịp này, rất nhiều chị em ở các tỉnh, thành khác cũng đến với Hà Nội, cùng nhau diện áo dài và chụp những bức hình ở các địa danh nổi tiếng nhằm lưu lại hình ảnh của những ngày kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.  

Tà áo dài phủ kín phố phường Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô - ảnh 2
Biểu tượng trái tim bên bờ Hồ Gươm được du khách tấp nập lui tới chụp ảnh kỷ niệm 

Hình ảnh những tà áo dài rực rỡ trên khắp các con phố Hà Nội đã làm bừng sáng không khí dịp lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Tà áo dài phủ kín phố phường Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô - ảnh 3
Áo dài xúng xính trên phố Phan Đình Phùng
Tà áo dài phủ kín phố phường Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô - ảnh 4
Những tà áo dài nền nã làm bừng sáng vẻ đẹp Thủ đô 

Sự xuất hiện của các cô, các chị trong trang phục truyền thống không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa mà còn mang đến một làn sóng sôi động, thể hiện niềm tự hào và tình yêu với quê hương. Những khoảnh khắc này không chỉ ghi lại vẻ đẹp mà còn góp phần tạo nên một không khí phấn khởi và làm nổi bật tinh thần Hà Nội trong những ngày lễ trọng đại.

Tin cùng chuyên mục

Các “Anh trai say hi” thăm báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí Cách mạng Việt Nam

Các “Anh trai say hi” thăm báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí Cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Trưa 6/12, các nghệ sĩ chương trình “Anh trai say hi” đã đến thăm Báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí cách mạng Việt Nam và giao lưu với bạn đọc trẻ của Báo Nhân Dân tại Trụ sở 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước sự chào đón nồng nhiệt của các khán giả trẻ đối với các “Anh trai say hi”, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân có một sự kiện tràn ngập không khí trẻ trung, tưng bừng như vậy.
“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

(PNTĐ) - Bộ sách "Gia tài cho con" của tác giả Mẹ Mít (Lê Thị Phương Lan) xuất sắc đoạt Giải C Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sau một năm xuất bản và được đông đảo bạn đọc đón nhận như một món quà về sự tử tế, nhân văn trong kết nối giữa các thành viên của một gia đình hạnh phúc.
Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

(PNTĐ) - Làng Việt cổ truyền là một tế bào xã hội của người Việt. Mỗi ngôi làng đều có một truyền thống văn hóa riêng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, làng truyền thống ở Thủ đô hiện nay đang biến dạng trước những tác động của kinh tế, xã hội và của quá trình đô thị hóa khốc liệt. Bảo tồn các di sản văn hóa của làng Việt truyền thống trong bối cảnh xã hội chuyển biến ngày một phức tạp là một thách thức cần có những giải pháp tổng thể.