Táo quân 2024 ra sao khi “thay máu” dàn diễn viên đã gắn bó 20 năm?

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chương trình Gặp nhau cuối năm- Táo quân 2024 từng khiến khán giả băn khoăn lo lắng với thông tin “thay máu” hầu hết dàn diễn viên kỳ cựu từng gắn bó với chương trình nhiều năm. Tuy nhiên, sau khi phát sóng vào tối 30 Tết Giáp Thìn, đông đảo khán giả bày tỏ sự thú vị với cách làm mới mẻ, dàn diễn viên trẻ trung… của chương trình.

Với nhiều đổi mới đáng kể ở cả hình thức thể hiện, nội dung cũng như dàn nghệ sỹ tham dự, Táo quân 2024 vẫn giữ được nét đặc trưng là nhìn nhận các vấn đề nổi bật trong năm thông qua lăng kính hài hước, mang lại tiếng cười và cả những điều đáng suy ngẫm đối với người xem.

Táo quân 2024 ra sao khi “thay máu” dàn diễn viên đã gắn bó 20 năm? - ảnh 1
Táo quân 2024 với câu chuyện chính là Ngọc Hoàng vi hành hạ giới 

Tuy nhiên, khác với các năm trước, Ngọc Hoàng thường nắm bắt tình hình hạ giới thông qua các Táo, thì năm nay Ngọc Hoàng không còn tổ chức phiên chầu như nếp cũ, đồng thời cũng không yêu cầu các Táo phải báo cáo mà thay vào đó, Ngọc Hoàng có một chuyến vi hành xuống dưới, trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với người dân, tiếp cận thẳng với các vấn đề “nóng”. Từ đây đã giúp Ngọc Hoàng có một góc nhìn chân thật hơn, hiểu thấu hơn về nhiều vấn đề ở hạ giới. 

Táo quân 2024 ra sao khi “thay máu” dàn diễn viên đã gắn bó 20 năm? - ảnh 2
Các vấn đề xã hội nóng của năm qua được đưa vào chương trình

Ở “Gặp nhau cuối năm”- Táo Quân 2024, vấn đề nóng được nhắc đến nhiều nhất chính là tình hình xây dựng chung cư mini trái phép, các vấn đề bất cập liên quan đến đời sống của chung cư, đặc biệt là vấn đề nóng về tình hình bất động sản, nhà ở trong năm, rồi công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần ‘không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù đó là bất kỳ ai’… Qua câu chuyện, chương trình lồng ghép khá khéo léo nhiều vấn đề từng gây xôn xao dư luận năm qua, từ việc các em nhỏ ở vùng cao phải ăn mì tôm trộn cơm với thái độ khó chấp nhận của hiệu trưởng, đến chuyện lừa bảo hiểm nhức nhối, rồi vấn nạn mất nước khiến người dân khốn khổ, tình trạng bội thực ‘content nhảm nhí’ trên mạng xã hội… Mỗi vấn đề đều được lồng ghép, xâu chuỗi hợp lý, khéo léo. Thậm chí, nhiều khán giả nhận xét, ngay cả cách đưa… quảng cáo vào câu chuyện của chương trình cũng không bị quá phản cảm.

Táo quân 2024 ra sao khi “thay máu” dàn diễn viên đã gắn bó 20 năm? - ảnh 3
Việc bão hoà các show diễn thực cảnh cũng được nhắc đến khéo léo

Táo quân 2024 sử dụng nhiều gương mặt nghệ sỹ mới như NSƯT Tú Oanh (Táo Văn Thể), NSƯT Bá Anh (Táo Giao thông), NSƯT Quốc Quân (Táo Kinh tế), Duy Nam (Nam Tào),Hà Trung (Quản lý chung cư), Quân Anh (Táo Xã hội), NSƯT Tiến Minh (Thiên Lôi), Việt Bắc (Trợ lý Thiên Lôi)…

Táo quân 2024 ra sao khi “thay máu” dàn diễn viên đã gắn bó 20 năm? - ảnh 4
Thiên Lôi và trợ lý Thiên Lôi khá duyên dáng

Mặc dù khi trở lại buổi chầu nơi thiên đình, dàn diễn viên cũ chỉ còn mỗi Ngọc Hoàng Quốc Khánh là quen thuộc cũng ít nhiều gây hụt hẫng cho khán giả, nhiều người bày tỏ nhớ các Táo “cũ”, nhớ Nam Tào- Bắc Đẩu, nhưng cũng không bị bức xúc. Bởi lẽ, ekip thực hiện cũng khá khéo léo khi thay thế bằng dàn diễn viên kỳ cựu, nổi tiếng, quen thuộc với khán giả truyền hình nhiều năm nay. 

Táo quân 2024 ra sao khi “thay máu” dàn diễn viên đã gắn bó 20 năm? - ảnh 5
Buổi chầu chỉ còn Ngọc Hoàng Quốc Khánh là quen thuộc, hầu hết dàn Táo được "thay máu" 

Trước khi phát sóng, ekip thực hiện Táo quân 2024 cũng đã “rào trước” rằng với cách làm mới, không đi theo motif quen thuộc hơn 20 năm qua, có thể sẽ khiến khán giả cảm thấy hơi khó ‘thích ứng’ ở những phút ban đầu, tuy nhiên sự mới mẻ, nhiều bất ngờ cũng đem lại những màu sắc thú vị. Trong sự mới mẻ đó, Táo quân 2024 vẫn giữ được nét đặc trưng là tiếng cười châm biếm, đả kích quen thuộc, là sự đón đợi của các gia đình trong đêm Giao thừa. 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.