"Tinh hoa áo dài Việt": Tôn vinh vẻ đẹp thanh lịch phụ nữ Việt Nam

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, tối ngày 18/10 tại Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Tinh hoa áo dài Việt". Chương trình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức cùng sự đồng hành của Công ty Sen Vàng và Nhà hát Kịch Việt Nam.

Tham dự chương trình có bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Thành phố Hà Nội cùng  đại diện các bộ, ngành, các nữ doanh nhân, văn nghệ sĩ, sứ quán, lãnh sự cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Các đại biểu tham dự chương trình nghệ thuật - ảnh Minh Thư

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương khẳng định, áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, được xuất hiện trang trọng, lịch sự, duyên dáng trong các dịp lễ lớn của dân tộc, các sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương và của từng gia đình.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc và tiếp biến văn hóa, tà áo dài có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với nhịp sống đương đại. Nhưng ở thời kỳ nào, áo dài vẫn giữ nét truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam và để lại những ấn tượng đẹp đối với bạn bè quốc tế.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu tại chương trình

Trong dòng chảy của suối nguồn nghệ thuật, áo dài trở thành nguồn cảm hứng bất tận của sân khấu, hội họa, thơ ca, âm nhạc và đã trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng tinh hoa văn hóa Việt.

"Từ năm 2019 đến nay, Hội LHPN Việt Nam đã phát động các tầng lớp phụ nữ trong cả nước hưởng ứng "Tuần lễ áo dài" định kỳ hàng năm vào tuần đầu tháng 3 để tôn vinh áo dài Việt Nam. Bằng các hoạt động thiết thực, Hội LHPN Việt Nam mong muốn góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu, lòng tự hào đối với đất nước, con người và áo dài Việt Nam đến đông đảo công chúng. Đồng thời, góp phần để áo dài Việt Nam sớm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và xa hơn nữa là di sản văn hóa thế giới. Hội LHPN Việt Nam cũng mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, sự đồng hành của các cấp, các ngành, các địa phương, các nhà thiết kế và sự hưởng ứng của người dân để áo dài Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình" - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh.

Trình diễn áo dài dài trong chương trình nghệ thuật- ảnh: Minh Thư

Chương trình đã giới thiệu tới công chúng những bộ sưu tập áo dài cao cấp đến từ nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam và các học trò. Đó là những bộ sưu tập áo dài vừa đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, vừa thể hiện được nét đẹp truyền thống nhưng vẫn mang hơi thở thời đại. Điểm nhấn của chương trình là phần trình diễn áo dài theo phong cách nhạc kịch với sự góp mặt của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam.

Song song với trình diễn áo dài, chương trình còn chiếu phim tài liệu về áo dài Việt Nam cũng như xen kẽ các tiết mục văn nghệ như ca nhạc, ảo thuật, nhảy hiện đại. Đặc biệt, chương trình cũng giới thiệu các mẫu áo dài biểu trưng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam được sáng tạo bởi nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam.

Trình diễn áo dài dài trong chương trình nghệ thuật- ảnh: Minh Thư

Chương trình "Tinh hoa áo dài Việt" nhằm góp phần tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống văn hóa xã hội, khơi dậy tình yêu, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Điều thú vị về tác giả nhí đoạt giải Nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo”

Điều thú vị về tác giả nhí đoạt giải Nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo”

(PNTĐ) - Tác giả nhí Mầu Tuệ An đoạt giải nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo” được đánh giá là một đại diện tiêu biểu của thế hệ thiếu niên hiện đại với tư duy sâu sắc, cảm xúc tinh tế và tinh thần công dân đầy trách nhiệm. Điểm ấn tượng ở tác phẩm dự thi của Mầu Tuệ An là thay vì chọn hình thức bài viết truyền thống, em đã mạnh dạn thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình qua một video sáng tạo, mang tính biểu đạt cao.
Tái hiện hành trình 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam bằng nghệ thuật

Tái hiện hành trình 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam bằng nghệ thuật

(PNTĐ) - Tối 19/6, chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Sự kiện do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội, nhằm tái hiện hành trình 100 năm lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam bằng ngôn ngữ nghệ thuật giàu cảm xúc.
BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

(PNTĐ) - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm là dịp để tôn vinh những người làm báo. Với các nhà báo nữ, họ không chỉ xuất sắc trên mặt trận văn hóa tư tưởng mà còn là những người mẹ đảm đang, làm tốt vai trò trong gia đình. Nhân dịp này, BTV, MC Anh Thư của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (PT&TH Hà Nội) có những chia sẻ với Báo Phụ nữ Thủ đô về chuyện phụ nữ làm báo.
Nơi kết nối văn hóa truyền thống và hiện đại

Nơi kết nối văn hóa truyền thống và hiện đại

(PNTĐ) - Hà Nội đang tập trung hiện thực hóa khát vọng đưa công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới và là đòn bẩy để Hà Nội khẳng định vị thế trong Mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO mà trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.