Tổ chức giải Vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Giải Vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 22 – 25.5 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

Tiếp nối những thành công của giải vật dân tộc trong những năm qua, năm 2025, thị xã Sơn Tây tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Vật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội tổ chức giải Vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025.

Thông qua giải vật nhằm phát huy truyền thống thượng võ của anh hùng dân tộc quê hương Sơn Tây - Bố Cái Đại Vương - Đức Vua Phùng Hưng; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc, đẩy mạnh phong trào rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại, khơi dậy giữ gìn và phát triển môn vật dân tộc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Tổ chức giải Vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025 - ảnh 1
Vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2024.

Ban Tổ chức cho biết, dự kiến, các vận động viên nam sẽ tham gia tranh tài ở 7 hạng cân, đặc biệt sẽ có giải vật anh tài giành cho hạng cân trên 100kg. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn mời thi đấu giao lưu vật dân tộc nữ ở 4 hạng cân.

Theo ông Vũ Đức Quân, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao Sơn Tây, vật dân tộc là môn thể thao truyền thống có từ lâu đời, ăn sâu trong đời sống văn hóa tinh thần thượng võ của nhiều tầng lớp nhân dân. Giải Vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025 là dịp để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa thể thao của nhân dân, qua đó nêu cao tinh thần tự hào dân tộc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

(PNTĐ) - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó, những di tích, di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất, con người Tràng An cũng được công nghệ hóa để bảo tồn và phát huy giá trị.
Bài 1: Thước đo đầu tàu liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

Bài 1: Thước đo đầu tàu liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

(PNTĐ) - Ngày 8/11/2024, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5832/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ “Giải pháp liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô với một số tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030”. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội. Việc thúc đẩy liên kết vùng nhằm tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị gia tăng cao không chỉ là nhu cầu phát triển của Thủ đô, mà còn là xu thế tất yếu đối với cả Vùng đồng bằng sông Hồng.
“Không gia đình” – Món quà nhạc kịch đầy cảm xúc cho thiếu nhi mùa hè 2025

“Không gia đình” – Món quà nhạc kịch đầy cảm xúc cho thiếu nhi mùa hè 2025

(PNTĐ) -Chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ mang đến cho khán giả nhỏ tuổi và gia đình vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học kinh điển của nhà văn Pháp Hector Malot. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được dàn dựng trên sân khấu nhạc kịch tại Việt Nam, mở ra một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, nhân văn và đầy cảm hứng sống.
Làng nghề may áo dài Trạch Xá mong tăng cường kết nối thị trường để phát triển nghề

Làng nghề may áo dài Trạch Xá mong tăng cường kết nối thị trường để phát triển nghề

(PNTĐ) - Làng Trạch Xá (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghề may áo dài truyền thống Việt Nam. Nơi đây, từng đường kim mũi chỉ không chỉ là sản phẩm của đôi bàn tay khéo léo mà còn là kết tinh của văn hóa, truyền thống và tâm huyết của nhiều thế hệ người dân.