Tôn vinh nghệ thuật chèo với Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Hội tụ sông Hồng”

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, dự kiến từ ngày 14-17/11/2024 Bộ VHTTDL sẽ tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Hội tụ sông Hồng". Hội diễn góp phần giới thiệu nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, đáp ứng tình cảm, mong muốn của nhân dân và bạn bè quốc tế có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức tinh hoa của nghệ thuật Chèo truyền thống.

Hội diễn đồng thời tạo điều kiện để các nhà quản lý, nghiên cứu, những người làm nghề và yêu nghệ thuật Chèo có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi nhằm nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo, biểu diễn của các hạt nhân cơ sở, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật truyền thống của nhân dân.

Đồng thời, Hội diễn nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị nghệ thuật Chèo truyền thống của dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Gắn kết các hoạt động văn hóa với tôn vinh, bảo vệ và phát huy giá trị về di sản, lịch sử, kiến trúc; đồng thời giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch và các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh Thái Bình. 

Tôn vinh nghệ thuật chèo với Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Hội tụ sông Hồng” - ảnh 1
Nghệ thuật chèo là di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của người Việt.

Bộ VHTTDL yêu cầu các tiểu phẩm đảm bảo chất lượng nghệ thuật và đúng truyền thống. Các tiểu phẩm tham dự cuộc thi có chủ đề nội dung, tư tưởng rõ ràng; Tôn vinh đề cao các tác phẩm có sự tìm tòi, sáng tạo mới về nghệ thuật và hình thức thể hiện, bảo tồn phát huy giá trị đặc trưng của loại hình nghệ thuật Chèo. 

Tạo không khí vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, gắn bó giữa các địa phương tham gia. Các hoạt động trong Hội diễn được tổ chức theo đúng chương trình, kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Tổ chức tiết kiệm, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế, tôn vinh được giá trị của loại hình nghệ thuật này. 

Hội diễn "Hội tụ sông Hồng" được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình. Thành phần tham gia gồm: Đoàn nghệ thuật quần chúng thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm văn hóa Nghệ thuật, Trung tâm văn hóa - Điện ảnh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng (mở rộng). 

Mỗi đơn vị tham gia Hội diễn sẽ xây dựng 01 tiểu phẩm Chèo theo đề tài, nội dung đảm bảo về chất lượng nghệ thuật, phong phú về làn điệu và hình thức biểu diễn. Tiểu phẩm Chèo thuộc đề tài: Truyền thống - Lịch sử - Hiện đại; khi đưa lên sân khấu cần có nội dung cụ thể, bố cục chặt chẽ và có tính nghệ thuật cao. Thời gian biểu diễn: tối đa 50 phút/Tiểu phẩm./.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những thách thức phát triển nguồn lực văn hóa trong xây dựng và phát triển Thủ đô

Bài 2: Những thách thức phát triển nguồn lực văn hóa trong xây dựng và phát triển Thủ đô

(PNTĐ) - Nguồn lực văn hóa là sức mạnh vừa hữu hình, vừa vô hình, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, của đất nước bền vững theo hướng nhân văn, nhân bản. Dưới góc độ phát huy nguồn lực văn hóa, chúng ta có thể thấy chính quyền và nhân dân Hà Nội đã có một quá trình phấn đấu lâu dài về mục tiêu phát triển văn hóa Thủ đô. Tuy nhiên sự nghiệp này vẫn còn rất nhiều thách thức.