Trải nghiệm chuyến tàu “Hành trình di sản“

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tối 17/11, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chính thức tổ chức chuyến tàu "Hành trình di sản" đầu tiên từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm, mở đầu cho Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Tối 17/11Chuyến tàu đặc biệt mang tên "Hành trình di sản" từ ga Long Biên đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm để tham dự và trải nghiệm Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2023.

Trải nghiệm chuyến tàu “Hành trình di sản“ - ảnh 1

Từ ngày 18 - 26/11, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ bố trí riêng 2 đôi tàu là LH3, LH4, LH5, LH6 để phục vụ du khách trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội. Người dân và du khách có thể mua vé tại ga Hà Nội hoặc ga Long Biên để trải nghiệm tour đường sắt đặc biệt này.

Trải nghiệm chuyến tàu “Hành trình di sản“ - ảnh 2

Theo ông Hoàng Năng Khang, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, tuyến tàu trải nghiệm kết nối hai bên bờ sông Hồng, từ ga Hà Nội kết thúc tại nhà ga Gia Lâm. Từ đó khách tham quan đi bộ đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm để tham gia các hoạt động sáng tạo, tham quan nhiều công trình kiến trúc và đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực, biểu tượng của ngành đường sắt. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng tăng cường các toa tàu nghệ thuật đặc biệt, trên đó trưng bày các tác phẩm trong khuôn khổ triển lãm "Chuyển động ngoại biên 2". Rất đông du khách đã có mặt tại ga Long Biên để mua vé tàu với giá chỉ 20.000 đồng. 

Trải nghiệm chuyến tàu “Hành trình di sản“ - ảnh 3

Trên chuyến tàu kết nối du khách đến với các di sản của Thủ đô,  ngành đường sắt đã dành riêng một số toa xe để làm khu vực sinh hoạt cộng đồng cho hành khách. Tại đây, không gian nghệ thuật sẽ được sắp đặt một cách khéo léo và lôi cuốn. Chuyến tàu được dành riêng phục vụ du khách dịp Lễ hội, đi qua 3 nhà ga lịch sử nhằm giúp người dân hiểu thêm về các di sản của ngành.

 Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, năm nay lễ hội với chủ đề Dòng chảy tập trung vào 3 trụ cột thiết kế, cộng đồng và sáng tạo. Các sự kiện tại Lễ hội đều nhằm phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô; khuyến khích hình thành cộng đồng sáng tạo và kết nối các lĩnh vực công nghiệp văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.