Vẻ đẹp tiểm ẩn của Thủ đô nhìn từ Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Một Hà Nội lắng đọng vẻ đẹp tiềm ẩn của Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” được thể hiện qua các tác phẩm dự Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) với chủ đề “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới”.

Khám phá vẻ đẹp tiểm ẩn của Hà Nội ngàn năm văn hiến

Với chủ đề “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới”, nội dung tác phẩm dự thi có thông điệp rõ ràng, góc nhìn mới lạ, độc đáo về Thủ đô Hà Nội - Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, thể hiện tình yêu của người Việt Nam và bạn bè quốc tế đối với Hà Nội dựa trên các thông điệp như: Thăng Long - Hà Nội “Nghìn năm văn hiến”; Hà Nội - Thủ đô anh hùng. 

Bên cạnh đó là các thông điệp: Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; Hà Nội - Thành phố sáng tạo; Hà Nội - Hội nhập và phát triển; Người Hà Nội hào hoa - thanh lịch - nghĩa tình - văn minh; Lễ hội Hà Nội; Hà Nội - xanh, sạch đẹp… Các tác phẩm phản ánh thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập và phát triển của Thủ đô.

Vẻ đẹp tiểm ẩn của Thủ đô nhìn từ Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng  - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà và  Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông trao giải Nhất cho các tác giả.

Đó là mục đích của cuộc thi ảnh, được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trong các hội, câu lạc bộ yêu thích nhiếp ảnh. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của các tác giả chuyên và không chuyên.

Sau gần 4 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được 1.101 tác phẩm (tổng số 1.950 ảnh) của 208 tác giả tham gia dự thi. Trong đó có 122 tác phẩm ảnh bộ và 979 tác phẩm ảnh đơn.

Các tác phẩm tham gia dự thi là những bức tranh đa sắc màu, phản ánh những nét đẹp đặc sắc về phong cảnh, văn hóa con người Thủ đô, các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, sự kiện nổi bật. 

Phát biểu tại lễ trao giải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm những tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị nghệ thuật về Hà Nội, qua đó, tuyên truyền tới nhân dân Thủ đô và cả nước về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội.

Thông qua những tác phẩm triển lãm và đạt giải, BTC mong muốn góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử và thẩm mỹ của văn hóa Hà Nội tới du khách Việt Nam và quốc tế; tạo môi trường thuận lợi để những người đam mê nhiếp ảnh chuyên và không chuyên được thể hiện tài năng và góc nhìn, đồng thời được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu ảnh của thành phố.

Hoạt động cũng nhằm khơi dậy truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, tinh thần chủ động sáng tạo, ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên của Thủ đô Hà Nội. 

Cuộc thi cũng là dịp động viên, khích lệ phong trào, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm không ngừng gìn giữ, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và nét đẹp của Thủ đô nói riêng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Vẻ đẹp tiểm ẩn của Thủ đô nhìn từ Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng  - ảnh 2
Khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)

Hà Nội lắng đọng, cổ kính nhưng không thiếu nét hiện đại 

 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông bày tỏ: Các tác phẩm bên cạnh việc dựa trên nền tảng di sản văn hóa truyền thống, sự ra đời và phát triển các không gian văn hóa mới của Hà Nội phát triển nhưng vẫn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản một cách bền vững và đều mang hơi thở cuộc sống hiện thực, phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên, con người, đồng thời cho thấy được sức vươn lên trong quá trình hội nhập và phát triển của Thủ đô.

Thủ đô Hà Nội có hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, hàm chứa những câu chuyện lịch sử hấp dẫn, đậm tính nhân văn được tái hiện qua các lễ hội truyền thống. Đó chính là nguồn chất liệu, là đối tượng sáng tác dồi dào, vừa là nguồn cảm hứng vô tận của văn nghệ sĩ cả nước nói chung, các nhà nhiếp ảnh nói riêng. 

Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều người tài giỏi, sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể giúp kiến tạo vốn văn hoá cho con người Hà Nội hôm nay. 

Những giá trị trân quý này cần được gìn giữ, lưu truyền và phát huy để di sản luôn là cây cầu nối kết nối quá khứ với hiện tại, đặc biệt để trở thành một nền tảng văn hóa truyền thống khẳng định bản sắc của Hà Nội, nguồn lực quan trọng để khai thác và phát triển du lịch Thủ đô trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Trong số bộ ảnh được chọn trao giải thưởng hôm nay, có thể kể tới các tác phẩm nổi bật như: “Hồ Gươm dấu ấn của lịch sử Thủ đô " của Đào Kim Thanh, “Một góc Hồ Tây xanh” của Nguyễn Thị Kim Thịnh, bộ ảnh "Giao thông xanh - Xu thế tất yếu của Thành phố hiện đại” của Phạm Quốc Dũng, bộ ảnh “Du lịch đêm - Giải mã Hoàng thành Thăng Long” của Trần Thanh Giang, bộ ảnh “Diện mạo mới của Thủ đô Hà Nội” của Trần Thu Hà... 

Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm khác cũng đã thể hiện được sự phát triển một thành phố giàu tiềm lực, đi đầu công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực...

Hà Nội luôn là đề tài muôn thuở cho nghệ thuật. Lần này, các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật về Hà Nội sẽ như những bông hoa đẹp trong rừng hoa nghệ thuật chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô...

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.
Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của tháng Tám lịch sử - mùa Thu Cách mạng, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

(PNTĐ) - Gia đình Haha, Sao nhập ngũ, 2 ngày 1 đêm… loạt gameshow đưa nghệ sĩ về trải nghiệm đời sống thường nhật ở thôn quê đang trở thành món ăn tinh thần được khán giả đón nhận mạnh mẽ. Không phải mô hình mới nhưng vẫn trở thành xu hướng, vì sao “sao về quê” lại gây nghiện?