Triển lãm “Hiện Linh” hay nỗi đau đáu về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Triển lãm gần 200 tác phẩm gốm của GS.Viện sĩ Họa sĩ Ngô Xuân Bính mang tên “Hiện Linh” đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, đã thu hút đông đảo khách tham quan, chiêm ngưỡng đủ mọi lứa tuổi.

Triển lãm gốm “Hiện Linh” của GS.VS Họa sĩ Ngô Xuân Bính lần đầu được ra mắt, trong đó có những tác phẩm nặng tới hàng tấn. Đặc biệt, mỗi tác phẩm tại triển lãm gốm “Hiện Linh” được gắn một chip định danh tích hợp công nghệ blockchain và NFT để tạo nên một danh tính số duy nhất cho tác phẩm. Với ứng dụng này người xem sẽ dùng NFT kết nối 1 chạm qua điện thoại thông minh để có được toàn bộ thông tin về tác phẩm. Công nghệ này lần đầu được áp dụng tại một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Việt Nam.

Triển lãm “Hiện Linh” hay nỗi đau đáu về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc - ảnh 1
GS.VS Họa sĩ Ngô Xuân Bính nhận được sự quan tâm của đông đảo truyền thông báo chí với Triển lãm gốm đồ sộ của mình 

Chia sẻ về triển lãm “Hiện Linh”, GS.VS Họa sĩ Ngô Xuân Bính cho biết, từng tác phẩm của ông như một “hiện thân” lặng lẽ kể chuyện về sự giao hòa giữa đất, nước và lửa, giữa truyền thống và hiện đại, giữa Việt Nam và thế giới.

Triển lãm “Hiện Linh” hay nỗi đau đáu về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc - ảnh 2
Triển lãm thu hút đông đảo công chúng quan tâm 

Với triển lãm “Hiện Linh”, GS.VS Họa sĩ Ngô Xuân Bính đã nỗ lực tìm về những giá trị nguyên bản của chất liệu và tạo nên sự hòa quyện giữa nét tinh tế của truyền thống và sự sáng tạo không ngừng của nghệ thuật đương đại qua đó thể hiện tâm huyết của một người luôn đau đáu về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Vì thế, “Hiện Linh” không chỉ là triển lãm nghệ thuật, mà còn là lời tự sự dịu dàng và sâu sắc gửi gắm tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thế hệ tiếp nối, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của người Việt.

Triển lãm “Hiện Linh” hay nỗi đau đáu về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc - ảnh 3
GS.VS Họa sĩ Ngô Xuân Bính giới thiệu về tác phẩm của mình

“Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất mẹ. Mỗi tác phẩm tại triển lãm là một phép màu nhỏ bé, được nuôi dưỡng từ lòng yêu nghề, từ sự tĩnh lặng của bàn tay và nhịp thở của đất trời. Chính những yếu tố ấy đã biến ‘Hiện Linh’ trở thành một không gian không chỉ để chiêm ngưỡng mà còn để cảm nhận sâu sắc tinh thần văn hóa và sức sống mãnh liệt của gốm Việt Nam”, GS.VS Họa sĩ Ngô Xuân Bính nhấn mạnh.

Triển lãm “Hiện Linh” hay nỗi đau đáu về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc - ảnh 4
Một góc không gian của Triển lãm "Hiện Linh"

Triển lãm gốm “Hiện Linh” mở cửa từ ngày 10/11/2024 và kéo dài đến 31/12/2025 với rất nhiều hoạt động bên lề hấp dẫn sẽ là cầu nối để người xem trải nghiệm một hành trình tinh thần, nơi mà chất liệu gốm không còn chỉ là những tác phẩm vô tri mà đã thực sự “hiện linh” như một sinh thể sống động.

Triển lãm “Hiện Linh” hay nỗi đau đáu về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc - ảnh 5
Mỗi một tác phẩm tại Triển lãm đều khiến người xem trầm trồ về sức sáng tạo của GS.VS Họa sĩ Ngô Xuân Bính.

Các tác phẩm được thực hiện vô cùng kỳ công, cho thấy lao động nghệ thuật không ngừng nghỉ của GS.VS Họa sĩ Ngô Xuân Bính.

Tin cùng chuyên mục

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

(PNTĐ) - Bộ sách "Gia tài cho con" của tác giả Mẹ Mít (Lê Thị Phương Lan) xuất sắc đoạt Giải C Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sau một năm xuất bản và được đông đảo bạn đọc đón nhận như một món quà về sự tử tế, nhân văn trong kết nối giữa các thành viên của một gia đình hạnh phúc.
Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

(PNTĐ) - Làng Việt cổ truyền là một tế bào xã hội của người Việt. Mỗi ngôi làng đều có một truyền thống văn hóa riêng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, làng truyền thống ở Thủ đô hiện nay đang biến dạng trước những tác động của kinh tế, xã hội và của quá trình đô thị hóa khốc liệt. Bảo tồn các di sản văn hóa của làng Việt truyền thống trong bối cảnh xã hội chuyển biến ngày một phức tạp là một thách thức cần có những giải pháp tổng thể.
'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

(PNTĐ) - Với loại hình nhạc kịch thì văn học là một “mỏ vàng” màu mỡ. Và “Giấc mơ Chí Phèo” - vở kịch đầu tiên được cảm tác từ truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Một vở nhạc kịch Broadway thuần Việt, từ kịch bản đến âm nhạc và ê-kíp thực hiện, hy vọng sẽ chinh phục được khán giả Việt. Đó cũng là cách mà các nghệ sĩ đang hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch Việt.
“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

(PNTĐ) - Tối 29/11, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình), Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình khai mạc chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cùng đại diện các ban, ngành Trung ương và sở, ngành thành phố Hà Nội đã đến dự và nhấn nút khai mạc.