Trưng bày chủ đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” ​

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 23/8, tại Bảo tàng TPHCM (65 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1) diễn ra trưng bày với chủ đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” doTrung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức. Đây là một trong những chuỗi hoạt động trong chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 – 10-10-2024).

Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” là một trong những chủ đề thuộc Trưng bày “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau”. 

Trưng bày "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” giới thiệu 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, gồm 3 chủ đề:

Chủ đề 1- “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản của nhân loại”, giới thiệu dấu mốc quan trọng trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của khu di sản và những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh.

 Chủ đề 2- “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản nghìn năm, giới thiệu hệ thống các di tích và di vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long trải qua hơn 1.000 năm lịch sử như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu... trong đó làm nổi bật bộ sưu tập hiện vật rồng, phượng. Đặc biệt, trong chủ đề này giới thiệu về các hiện vật/nhóm hiện vật có thể hiện hình tượng rồng đã được Chính phủ Việt Nam công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đây là những dấu tích vật chất minh chứng cho lịch sử hào hùng của Thăng Long- Hà Nội và là những giá trị cốt lõi làm nên bề dày lịch sử của khu di sản nghìn năm tuổi.

Trưng bày chủ đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam”  ​ - ảnh 1
Các em học sinh tham quan, tìm hiểu về hiện vật trưng bày.
Ảnh: QUỐC THANH.

 Chủ đề 3- “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới tại khu di sản. Đặc biệt, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu, Trung tâm đã từng bước tiến hành phục dựng không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê và Lễ Chính đán thời Lê, góp phần từng bước khôi phục không gian, diện mạo của Hoàng thành Thăng Long xưa. Trưng bày cũng diễn giải làm nổi bật hơn một số hiện vật tiêu biểu thông qua ứng dụng công nghệ 3D, QR Code, đem đến cho du khách những hiểu biết đầy đủ hơn về di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” giới thiệu quá trình hình thành, phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám và hành trình học tập của một Nho sinh theo chế độ giáo dục khoa cử xưa từ khi chập chững học những con chữ đầu tiên đến khi đỗ đạt thành tài, đem tài năng phụng sự đất nước.

Thông qua trưng bày, triển lãm, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu tới khách tham quan và công chúng TPHCM những di sản quý giá của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những di sản được UNESCO vinh danh như: Di sản Văn hóa thế giới: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Di sản tư liệu thế giới: 82 bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Di sản Hoàng thành Thăng Long thâm trầm và cổ kính, minh chứng cho lịch sử hào hùng của Thăng Long - Hà Nội; Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, biểu tượng của tinh hoa đạo học, nơi hun đúc truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc. Di sản Thăng Long - Hà Nội, cổ kính và rực rỡ, xứng với tầm vóc của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, cho mỗi người Việt Nam và bạn bè gần xa trên thế giới. Trưng bày, triển lãm lần này cùng các hoạt động văn hóa trong chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Thủ đô Hà Nội – TPHCM, nhất là trong công tác phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản văn hóa, du lịch, kinh tế của cả hai thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Hà Nội đi đầu tạo ra những sản phẩm văn hóa mới

Năm 2025, Hà Nội đi đầu tạo ra những sản phẩm văn hóa mới

(PNTĐ) - Năm 2024 có thể coi là năm sôi động của ngành văn hóa, thể thao Hà Nội. Rất nhiều hoạt động được tổ chức thành công, doanh thu của các hoạt động văn hóa nghệ thuật đều vượt chỉ tiêu đề ra. Đó là tiền đề để ngành văn hóa, thể thao Hà Nội có những bước phát triển mới, hiệu quả trong năm 2025.
Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 chuẩn bị lên sóng

Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 chuẩn bị lên sóng

(PNTĐ) - Chưa đầy 2 tuần nữa, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 sẽ chính thức lên sóng, đến với khán giả truyền hình, trước khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng đón năm mới Ất Tỵ. Để chuẩn bị cho các buổi ghi hình chương trình, toàn bộ ekip và các nghệ sĩ đã có buổi tổng duyệt kéo dài tới 1h khuya tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.