Trưng bày cổ vật “Riêng một con đường” mở cửa từ 9/12

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trưng bày cổ vật "Riêng một con đường" mở cửa từ 9-14/12 tại Phòng nghệ thuật, Nhà xuất bản Hội nhà văn. Qua đó mong muốn khán giả không chỉ chiêm ngưỡng mà còn cùng nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử và nghệ thuật của các hiện vật, góp phần bảo tồn di sản truyền thống.

Trưng bày Riêng một con đường của nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ (tức Sĩ Mộc) trưng bày khoảng 220 hiện vật quý giá, gồm đồ đá, đồ gốm cổ và tranh thờ miền núi, thể hiện bức tranh đa dạng về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ thời Tiền sử đến thời Hán Việt gồm: Khoảng 50 hiện vật đồ đá thuộc các thời kỳ khảo cổ Phùng Nguyên, Gò Mun và Đông Sơn; gần 100 hiện vật đồ gốm thuộc các thời kỳ Phùng Nguyên, Gò Mun, Đông Sơn và Hán Việt; khoảng 70 tranh thờ của các đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu và người Kinh.

Trưng bày cổ vật “Riêng một con đường” mở cửa từ 9/12 - ảnh 1
Tranh dân gian về tín ngưỡng thờ cúng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu.

Về hiện vật đồ gốm, nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ giới thiệu các hiện vật đồ gốm, các hiện vật đồ gốm được trưng bày tại triển lãm tập trung vào đồ gốm Hoa Lộc có cách đây khoảng từ 5000 đến 4000 năm.

Sau hơn 25 năm sưu tập, trao đổi và nghiên cứu, nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ sở hữu số lượng lớn các hiện vật, tranh dân gian khá quý hiếm. Trong đó có những hiện vật được xếp vào hàng “độc và lạ”, chẳng hạn như tấm thẻ bằng ngà voi của dân tộc vùng cao dùng trong nghi lễ tôn giáo đầu thế kỷ XVII; đèn đồng mạ vàng hình rồng niên đại thế kỷ II Sau công nguyên. Những hiện vật này cũng được giới thiệu rộng rãi tại trưng bày lần này.

Trưng bày cổ vật “Riêng một con đường” mở cửa từ 9/12 - ảnh 2
Bộ sưu tập quý giá được giới thiệu tới công chúng tại trưng bày. 

Trưng bày "Riêng một con đường" không chỉ là thành quả của niềm đam mê với cổ vật mà còn là lời tri ân văn hóa dân tộc. Qua đó, Phạm Đức Sĩ mong muốn khán giả không chỉ chiêm ngưỡng mà còn cùng nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử và nghệ thuật của các hiện vật, góp phần bảo tồn di sản truyền thống. 

Nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ, tức Sĩ Mộc, sinh năm 1967, cũng đã xuất bản một cuốn sách “Tranh thờ Việt Nam”, năm 2009, với khoảng 200 tranh thờ chủ yếu là tranh thờ của các dân tộc ít người phía Bắc, với những bài viết nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước.

Trưng bày kéo dài từ ngày 09/12 đến hết ngày 14/12/2024 tại phòng nghệ thuật, Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hành trình kiến tạo bản sắc và khát vọng đổi mới

Hành trình kiến tạo bản sắc và khát vọng đổi mới

(PNTĐ) - Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị – hành chính của cả nước mà còn là trái tim văn hóa, nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc. Trong hành trình đó, văn học, nghệ thuật Thủ đô đã khẳng định vai trò đặc biệt trong việc bồi đắp tâm hồn, định hình bản sắc con người Hà Nội, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nam vương Tuấn Ngọc ra mắt MV “Hào Khí Việt Nam”, tri ân thế hệ cha ông

Nam vương Tuấn Ngọc ra mắt MV “Hào Khí Việt Nam”, tri ân thế hệ cha ông

(PNTĐ) - Nam vương Phạm Tuấn Ngọc vừa giới thiệu dự án âm nhạc đầy tâm huyết Hào Khí Việt Nam. Không chỉ là sản phẩm nghệ thuật đơn thuần, MV còn là lời tri ân sâu sắc gửi đến thế hệ cha ông – những người đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc – và là tuyên ngôn mạnh mẽ về tinh thần tự lực, cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.