Trưng bày, tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa của Hà Nội

M.THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 21/11, Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày các chuyên đề: “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”; “Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hoá thạch”; “Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại”.

Sự kiện được tổ chức nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 và chào mừng kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023). Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Tiến Đà, giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho biết, sự kiện trưng bày là dịp để Bảo tàng Hà Nội giới thiệu bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận công nhận Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 41/QĐ-TTg (đợt 11, năm 2022).

Trưng bày, tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa của Hà Nội - ảnh 1
Khai mạc trưng bày chuyên đề 

Trưng bày giới thiệu đến công chúng hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về Giảng Võ trường - là trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của triều đình phong kiến. Đầu thời Lê, khu vực phía tây Thăng Long (gồm: Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh - quận Ba Đình ngày nay), xưa được gọi là “Thập tam trại” đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân sự lớn. Nhiều cuộc luyện quân diễn võ quy mô lớn đã được tổ chức tại đây. Qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, thể hiện sức sáng tạo, chính sách võ bị của các triều đại phong kiến.

Trưng bày, tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa của Hà Nội - ảnh 2
Biểu diễn võ thuật cổ truyền

Với mong muốn tôn vinh làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội, kết nối du lịch, thương mại, đẩy mạnh các hoạt động thiết kế sáng tạo, Bảo tàng Hà Nội còn phối hợp với Diễn đàn sinh viên nội thất Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại”.  Theo Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà, Trưng bày tập trung giới thiệu về 10 làng nghề tiêu biểu của Hà Nội gồm: Làng nghề đậu bạc Định Công, thêu Khoái Nội, mây tre đan Phú Vinh, điêu khắc Nhân Hiền, khảm trai Chuôn Ngọ, nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, lược sừng Thụy Ứng, gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh dân gian Hàng Trống…  

Trưng bày, tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa của Hà Nội - ảnh 3
Không gian trưng bày sản phẩm mây tre đan Phú Vinh

Hiện nay Hà Nội đang đứng đầu cả nước về số lượng làng nghề thủ công truyền thống và nghệ nhân, thợ giỏi được vinh danh. Đây là nguồn đề tài vô tận khơi gợi cảm hứng sáng tạo của sinh viên chuyên ngành thiết kế nội thất. Trưng bày thể hiện góc nhìn thiết kế sáng tạo của nhóm sinh viên đến từ 9 trường đại học của Việt Nam gồm: Đại học Mở Hà Nội, Lâm nghiệp Việt Nam, Duy Tân, Nguyễn Tất Thành, Xây dựng Hà Nội, Kiến trúc Hà Nội, Yersin Đà Lạt, Mỹ thuật Công nghiệp, Kiến trúc Đà Nẵng và trường King Mongkut’s University of technology North Bangkok - Thái Lan.

Trưng bày, tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa của Hà Nội - ảnh 4
Bộ sưu tập hiện vật hoá thạch

Trong trưng bày “Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hoá thạch” do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội tổ chức, hiện vật tiêu biểu, thu hút sự quan tâm của người xem là viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại 2.936 năm. Hiện, bảo tàng Hà Nội đang sở hữu bộ sưu tập đồ sộ với hàng nghìn đầu mục tài liệu quý và hơn 15.000 mẫu vật hoá thạch được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới và tại Việt Nam với niên đại cách đây hàng triệu đến hàng tỷ năm. Phần lớn các mẫu vật nói trên đã được Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận di vật, cổ vật...

Trưng bày, tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa của Hà Nội - ảnh 5
Du khách thú vị khi tham quan không gian trưng bày

Theo ban tổ chức, bộ sưu tập bao gồm các mẫu hóa thạch, mô hình về con người, công cụ, dụng cụ và những dấu tích người cổ để lại trầm tích hang động. Nội dung trưng bày là sự giao thoa giữa khoa học - lịch sử - tự nhiên và nghệ thuật khi được chiêm nghiệm những thước phim,thưởng thức các tác phẩm hội họa và đặc biệt là những mẫu vật hóa thạch có niên đại hàng trăm triệu năm. Ngoài những hiện vật hoá thạch được trưng bày, Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội còn thiết kế một không gian 3D Mapping mô tả lịch sử hình thành Trái Đất bằng công nghệ 3D thực tế ảo. Dưới hiệu ứng 3D, hình ảnh sẽ xuất hiện sống động trên không gian ba chiều gây hứng thú cho người xem.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam

Ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 4/12, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Đào tạo doanh nhân APEC tổ chức. CLB Văn hóa Áo dài Việt Nam là sân chơi tập hợp những nhà thiết kế áo dài, chủ cửa hàng may đo, các nghệ nhân và người yêu áo dài trên cả nước, doanh nhân, doanh nghiệp có chung mục đích giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hợp tác, liên kết, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
16 đội tham gia thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể “Người giữ màu dân tộc”

16 đội tham gia thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể “Người giữ màu dân tộc”

(PNTĐ) - Ngày 3/12, Trung tâm Văn hóa Hà Nội đã tổ chức Cuộc thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể với chủ đề “Người giữ màu dân tộc” tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội). Cuộc thi có sự tham dự của 16 câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật cơ sở, đội văn nghệ quần chúng đến từ các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khát vọng, niềm tin về Tứ Liên phát triển qua từng khúc hát

Khát vọng, niềm tin về Tứ Liên phát triển qua từng khúc hát

(PNTĐ) - Tối 2/12, trong không gian đầy màu sắc của chương trình nghệ thuật “Khát vọng và Niềm tin”, do UBND phường Tứ Liên phối hợp với Trung tâm VHTT&TT quận thực hiện, hơn 100 diễn viên quần chúng và nghệ sĩ, ca sĩ của nhà hát kịch Hà Nội cùng nhau cất lên lời ca, tiếng hát về một Tứ Liên hào hoa, tràn đầy khát vọng, niềm tin về một ngày mai tươi sáng.
Gìn giữ giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống

Gìn giữ giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống

(PNTĐ) - Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 1 đến 3/12 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng). Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức nhằm giới thiệu những nét tinh hoa ẩm thực Hà thành đến với công chúng.
“Gặp Lại Chị Bầu” của đạo diễn Nhất Trung bước vào đường đua phim Tết 2024

“Gặp Lại Chị Bầu” của đạo diễn Nhất Trung bước vào đường đua phim Tết 2024

(PNTĐ) - Bộ phim là tác phẩm mới của đạo diễn Nhất Trung - người đứng sau loạt phim điện ảnh thành công rực rỡ tại phòng vé như Cua Lại Vợ Bầu, 49 Ngày… Mới đây, ê kíp đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên về bộ phim với sự góp mặt của Anh Tú - Diệu Nhi cùng màn xuất hiện đặc biệt của Kiều Minh Tuấn.