Vẫn vẹn nguyên ký ức phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”

Chia sẻ

“Hẹn gặp lại Sài Gòn” là bộ phim đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh, được công chiếu lần đầu vào tháng 5/1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác. 31 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về bộ phim cùng vai diễn Út Vân do Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Thu Hà đảm nhận vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc như mới hôm qua.

Chuyển thể từ tiểu thuyết văn học “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, “Hẹn gặp lại Sài Gòn” kể về quãng thời gian người thanh niên Nguyễn Tất Thành cùng gia đình sống và học tập tại Huế (giai đoạn 1895-1909). Với hoài bão: “Muốn làm việc lớn, phải ra biển cả”, Nguyễn Tất Thành đã gác lại tất cả tình cảm cá nhân, rời bến Nhà Rồng lên chuyến tàu Latouche Tréville đi tìm đường cứu nước. Trước khi lên tàu người thanh niên ấy đã để lại một lời hẹn ước với cô gái tên Út Vân, rằng: “Hẹn gặp lại Sài Gòn”. Nhân vật Út Vân được nhà văn Sơn Tùng hư cấu từ nhân vật có thật là bà Út Huệ. Cả cuộc đời bả Út Huệ luôn dành tình cảm đặc biệt thiêng liêng cho người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Để thực hiện bộ phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”, đạo diễn Long Vân đã phải mất nhiều năm trời chuẩn bị. Nếu việc tìm ra nghệ sĩ Nguyễn Tiến Hợi vào vai Hổ Chí Minh đã rất khó khăn, thì để tìm được một nữ diễn viên phù hợp với vai diễn Út Vân còn khó hơn rất nhiều lần. Phải mất 2 năm tuyển chọn, đạo diễn Long Vân mới quyết định chọn nữ diễn viên Thu Hà của đoàn kịch Quân khu 2 vào vai Út Vân. Thời điểm đó, Thu Hà là một diễn viên trẻ, đẹp, nổi tiếng với dòng phim thị trường. Vai Út Vân là một bước ngoặt diễn xuất lớn của Thu Hà bấy giờ.

Để có thể đảm nhận thành công vai diễn, nghệ sĩ Thu Hà đã phải trải qua không ít khó khăn. Khó khăn đầu tiên mà nữ nghệ sĩ gặp phải đó là về hình thức. Út Vẫn vốn là cô gái miền Nam, nhưng Thu Hà lại là một cô gái Bắc, cả chất giọng lẫn khuôn mặt và hình thức đều rất “Hà Nội”. Phải mất khá lâu, cũng rất nhiều nỗ lực, NSND Thu Hà mới thay đổi được tạo hình của mình để trở thành một cô gái miền Nam được mọi người chấp nhận.

NSND Thu Hà vai Út Vân (phải) và NSƯT Tiến Hợi vaiNguyễn Tất Thành trong phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”.NSND Thu Hà vai Út Vân (phải) và NSƯT Tiến Hợi vai Nguyễn Tất Thành trong phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”.

NSND Thu Hà chia sẻ: “Đóng phim thời đó thực sự không hề đơn giản như bây giờ là có thể tìm tư liệu trên mạng xã hội. Ngày đó, để có thể làm tốt vai diễn, người diễn viên như chúng tôi phải đi thực tế, lên vùng sâu, vùng xa, thăm quan các bảo tàng, lăng Bác và xem phim tài liệu... làm sao để có cái nhìn tổng thể nhất về bối cảnh và nhân vật mà mình sẽ vào vai”. Bên cạnh việc không quản ngại đi tìm chất liệu cho vai diễn, nữ diễn viên trẻ Thu Hà còn phải đối mặt với áp lực ít kinh nghiệm diễn xuất, vai diễn Út Vân lại rất khó, làm sao để diễn là một người bạn, nhưng lại hơn cả một người bạn của Nguyễn Tất Thành. Chỉ một chút cảm xúc hơi “quá” là có thể hỏng vai diễn. Tuy nhiên, NSND Thu Hà đã hoàn thành xuất sắc vai diễn và nhận được những lời ngợi khen xứng đáng cho nỗ lực của mình.

Những ngày quay “Hẹn gặp lại Sài Gòn” là những ngày không bao giờ quên trong cuộc đời làm nghệ thuật của NSND Thu Hà. Chị nhớ nhất các đại cảnh quay với sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân. NSND Thu Hà nói, có lẽ phim về Bác và tình yêu thiêng liêng dành cho “vị cha già dân tộc” chính là động lực thúc đẩy diễn viên quần chúng không quản thời gian, thời tiết tự nguyện bảo nhau đến trường quay tham gia hỗ trợ đoàn phim. Có những đại cảnh mà diễn viên quần chúng lên đến 2.000 người cùng ra sức giúp đỡ đoàn phim. “Tôi thực sự cảm thấy may mắn khi bản thân được đóng góp công sức cho một bộ phim mang tầm cỡ lịch sử như vậy” - NSND Thu Hà chia sẻ.

Bên cạnh đó, có hai cảnh quay khiến nữ nghệ sĩ không thể nào quên. Đó là cảnh Nguyễn Tất Thành chia tay Út Vân xuống tàu rời bến Nhà Rồng. NSND Thu Hà vẫn còn nhớ như in đó là vào lúc trời nhá nhem tối, chị vừa phải thể hiện được tình cảm đúng mức của nhân vật, lại vừa phải khóc, nên để phối hợp nhuần nhuyễn với bạn diễn và đoàn làm phim thực sự là rất khó. Tuy nhiên khi bắt đầu bấm máy, một cảm xúc đặc biệt đã dâng trào khiến chị cảm thấy đây giống như một cuộc chia tay thật sự chứ không đơn thuần là một cảnh quay nữa. Nhờ vậy mà cảnh diễn này hết sức chân thật.

Cảnh quay với người dân Huế bị thảm sát bên bờ sông Hương cũng là một nỗi ám ảnh của NSND Thu Hà. “Đó là cảnh Út Vân chạy theo cậu Thành, giữa hàng trăm thi thể bên bờ sông. Tôi diễn vừa phải giữ được cái hồn của nhân vật, vừa tránh không giẫm vào các diễn viên quần chúng đang nằm dưới đất. Vai diễn “Út Vân” thực sự là một dấu ấn lớn trong sự nghiệp của NSND Thu Hà.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Thước đo đầu tàu liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

Bài 1: Thước đo đầu tàu liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

(PNTĐ) - Ngày 8/11/2024, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5832/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ “Giải pháp liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô với một số tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030”. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội. Việc thúc đẩy liên kết vùng nhằm tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị gia tăng cao không chỉ là nhu cầu phát triển của Thủ đô, mà còn là xu thế tất yếu đối với cả Vùng đồng bằng sông Hồng.
“Không gia đình” – Món quà nhạc kịch đầy cảm xúc cho thiếu nhi mùa hè 2025

“Không gia đình” – Món quà nhạc kịch đầy cảm xúc cho thiếu nhi mùa hè 2025

(PNTĐ) -Chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ mang đến cho khán giả nhỏ tuổi và gia đình vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học kinh điển của nhà văn Pháp Hector Malot. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được dàn dựng trên sân khấu nhạc kịch tại Việt Nam, mở ra một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, nhân văn và đầy cảm hứng sống.
Làng nghề may áo dài Trạch Xá mong tăng cường kết nối thị trường để phát triển nghề

Làng nghề may áo dài Trạch Xá mong tăng cường kết nối thị trường để phát triển nghề

(PNTĐ) - Làng Trạch Xá (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghề may áo dài truyền thống Việt Nam. Nơi đây, từng đường kim mũi chỉ không chỉ là sản phẩm của đôi bàn tay khéo léo mà còn là kết tinh của văn hóa, truyền thống và tâm huyết của nhiều thế hệ người dân.
Huyền Trang và “nốt lặng” khiến khán giả rưng rưng, dâng trào cảm xúc khi hát về Bác Hồ

Huyền Trang và “nốt lặng” khiến khán giả rưng rưng, dâng trào cảm xúc khi hát về Bác Hồ

(PNTĐ) - Trong Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” diễn ra ngày 18/5 vừa qua tại Quảng trường Ba Đình (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phần thể hiện của sao mai Huyền Trang đã gây xúc động mạnh cho khán giả được chia sẻ sôi nổi trên mạng xã hội với nhiều lời khen ngợi.