Xây dựng hình ảnh người phụ nữ thanh lịch, văn minh

Chia sẻ

Chiếm trên 50% dân số, đóng góp gần một nửa lực lượng lao động, có mặt trong mọi ngành nghề, địa bàn, phụ nữ Thủ đô đã và đang xây dựng hình ảnh người phụ nữ thanh lịch, văn minh bằng nhiều việc làm nhân ái và hành động đẹp.

“Đẹp” ở nơi công cộng

Cứ đều đặn mỗi sáng cuối tuần, phụ nữ 19 chi hội trên địa bàn phường Phúc La, quận Hà Đông lại ra quân dọn dẹp, tổng vệ sinh môi trường. Tại tổ dân phố 7, sau mỗi buổi tổng vệ sinh, chai nhựa, bìa các tông... được gom đến điểm tập kết là ngôi nhà bỏ không do bà Trần Thị Tường Vy, Chi hội trưởng Phụ nữ tổ dân phố số 7 vận động người hàng xóm cho mượn. Bà Vy vui vẻ: “Ban đầu, nhiều người bảo mấy bà “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, không lo nghỉ ngơi lại suốt ngày nhặt nhạnh chai lọ bẩn thỉu.

Thế nhưng, qua quá trình dài vận động, tuyên truyền, cư dân trong tổ đã hiểu được ý nghĩa của phong trào. Hiện nay, đã thành nếp, nhà nào có phế liệu đều đem đến điểm tập kết của tổ”. Cùng với Chi hội 7, các chi hội khác của Hội LHPN phường Phúc La đều hưởng ứng phong trào thu gom phế liệu đem bán, vừa làm cho môi trường xanh sạch đẹp, vừa thu về vài triệu đồng mỗi tháng.

Bán phế liệu được tiền, mọi người lại nghĩ cách sử dụng sao cho hiệu quả và ý nghĩa. “Không gì tuyệt vời hơn là mang đi làm từ thiện” - chị Lê Thị Hương, Chủ tịch Hội LHPN phường Phúc La cho biết. Và thế là suốt 5 năm qua, phong trào mang tên “Thùng rác từ thiện” ấy đã giúp Hội duy trì việc phát cháo miễn phí cho bệnh nhân ở bệnh viện K Tân Triều, tặng quà tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu... Nhờ khởi nguồn của các chị em phụ nữ, phong trào thiện nguyện đã trở thành một nếp sống đẹp lan tỏa đến mọi người dân trên địa bàn phường.

Nhiều người vẫn hay nói đùa, rằng những người hoạt động cho cộng đồng, vì lợi ích chung là “vác tù và hàng tổng”, chỉ thêm mệt mà thôi. “Nhưng nếu không làm thì chả nhẽ để yên cho vợ chồng nhà người ta lục đục, đánh nhau, con cái khổ lây à?” - đó là tâm sự của chị Đỗ Thị Yến, Bí thư Chi bộ tổ dân phố Ngang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Chủ nhiệm CLB Xây dựng gia đình phát triển bền vững.

Nhớ lại trước đây, tổ dân phố Ngang có rất nhiều trường hợp bạo lực gia đình theo đủ kiểu lý do. Nhận thấy không thể để tình trạng nhức nhối ấy diễn ra nữa, chị Yến đi vận động từng gia đình tham gia vào CLB. “Ban đầu có ai nghe theo, gia nhập CLB đâu, bởi chị em chưa hiểu về quyền của mình, nghĩ mình phải cam chịu, lấy chồng là phải theo chồng” - chị Yến nói. Nhưng cứ “mưa dầm thấm lâu”, chị cùng các chị em nòng cốt trong CLB đã “kéo” được nhiều chị em, thậm chí cả các ông chồng tham gia CLB. “Từ khi có CLB, nhiều gia đình không còn nặng nề chuyện đó nữa. Các ông chồng cũng bớt càu nhàu, còn động viên vợ tham gia CLB. Gia đình yên ấm, kinh tế cũng từ đó mà đi lên, nếp sống của nơi đây dần tươi sáng”.

Hai câu chuyện trên chỉ là nét chấm phá rất nhỏ trong vô vàn cách làm hay, lối ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô, nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc xây dựng người Hà Nội phát triển toàn diện. Trong bất cứ lĩnh vực, công trình, phần việc nào, đều dễ dàng nhận thấy những nét đẹp “tỏa hương” từ lối ứng xử, hành động thanh lịch, văn minh và hết lòng vì cộng đồng của người phụ nữ Thủ đô.

Từ năm 2018, Hội LHPN Hà Nội đã triển khai cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Nhiều hội thi, diễn đàn, liên hoan tuyên truyền về nội dung này được tổ chức sôi nổi từ thành phố tới cơ sở, với các hình thức đa dạng. Bên cạnh đó, hai quy tắc ứng xử trên địa bàn thành phố cũng được triển khai đến 30/30 Hội LHPN quận, huyện, thị xã.

Chính vì vậy, qua hơn 3 năm thực hiện, cuộc vận động đã tạo sự chuyển biến tích cực. Hầu hết phụ nữ có ý thức thực hiện ứng xử văn minh trong giao tiếp ở gia đình và nơi công cộng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, gương mẫu tại địa bàn dân cư.

Nhiều đơn vị đã đa dạng hóa các hình thức tổ chức tuyên truyền, như: Hội LHPN quận Ba Đình tổ chức hội thi tuyên truyền “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội” và “Diễn đàn sống đẹp”… Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp đã cụ thể hóa cuộc vận động bằng nhiều hoạt động giàu lòng nhân ái, phát huy phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Bằng hình thức sân khấu hóa, phụ nữ Thủ đô đã thể hiện, truyền tải những thông điệp ý nghĩa về cách ứng xử văn minh, thanh lịchBằng hình thức sân khấu hóa, phụ nữ Thủ đô đã thể hiện, truyền tải những thông điệp ý nghĩa về cách ứng xử văn minh, thanh lịch (Ảnh: DL)

Đến văn hóa ứng xử trong gia đình

Ở một con phố Hàng Cân, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, 4 thế hệ gia đình của cụ Nguyễn Thị Tề (89 tuổi) đã sống cùng nhau trong một mái nhà đã gần 60 năm. Câu chuyện về gia đình tứ đại đồng đường này luôn được bà con xóm phố nhắc đến như một tấm gương sáng về truyền thống gia đình.

Cụ Tề chia sẻ, việc ứng xử đẹp trong các mối quan hệ gia đình luôn là yếu tố quyết định sự ấm êm. Đặc biệt, thời nay, dù văn hóa ứng xử có thay đổi, nhưng gia đình có yên vui, hạnh phúc hay không phụ thuộc nhiều vào người phụ nữ. Bởi vậy, từ khi về làm dâu chưa bao giờ cụ cãi vã hay lớn tiếng với chồng, con. Bất cứ chuyện gì, cả hai vợ chồng cụ luôn nhỏ nhẹ khuyên bảo, không xưng hô mày/tao với nhau.

Chính vì đức độ, hiền từ nên cụ là tấm gương cho con cháu noi theo. Cuộc sống yên bình, hạnh phúc của hai cụ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hôn nhân của các con sau này. Vì vậy, tới nay cụ bà đã có hơn 40 người con, cháu, chắt và sống vô cùng hòa thuận.

5 năm qua, Hà Nội đã xuất hiện ngày càng nhiều các điển hình tập thể và cá nhân phụ nữ xuất sắc trên các lĩnh vực, đạt giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, công dân Thủ đô Ưu tú, Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu, khẳng định vẻ đẹp, tài năng và lòng nhân ái của chị em trong công cuộc xây dựng văn hóa Thủ đô.

Như lời đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ Thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, cần vận động và phát huy tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ hơn nữa, tiếp tục phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô, tiêu biểu là “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”. Có như vậy văn hóa Thủ đô mới tạo nên được một bản sắc riêng, xứng đáng là trung tâm văn hóa của cả nước.

TRÂM ANH

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).