Cần thêm giải pháp để giải quyết tận gốc tệ nạn ma túy

Chia sẻ

Tệ nạn ma túy đã và vẫn đang là hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh–quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân. Đồng thời, đây là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của quốc gia, dân tộc.

Làm tốt công tác phòng ngừa, thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ma túy nhằm nâng cao nhận thức và ý thức phòng, chống ma túy trong nhân dânLàm tốt công tác phòng ngừa, thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ma túy nhằm nâng cao nhận thức và ý thức phòng, chống ma túy trong nhân dân (Ảnh: PSD)

Thực trạng sử dụng ma túy hiện nay tại Việt Nam

Theo ước tính của cơ quan phòng chống kiểm soát ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC), thế giới hiện nay có khoảng 275 triệu người nghiện, sử dụng ma túy trong đó 164 triệu người sử dụng cần sa, 37 triệu người nghiện và sử dụng ma túy tổng hợp; 18 triệu người nghiện và sử dụng heroin; 17 triệu người nghiện ma sử dụng cocain, số còn lại nghiện và sử dụng các loại ma túy khác.

Tại Việt Nam, theo số liệu từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), tính đến tháng 6/2020, cả nước có 234.620 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý và phần lớn đang sinh sống tại cộng đồng. Tuy nhiên, số người thực tế có thể cao hơn gấp 3-4 lần và có ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước.

Số liệu thống kê năm 2019 của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB và XH) cho thấy, tình hình tội phạm về ma túy và người sử dụng trái phép chất ma túy/nghiện ma túy vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ ngày càng khó kiểm soát hơn. 

Đáng lưu ý, trong số 10 vạn người nghiện có hồ sơ quản lý thì có trên 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, trong đó có khoảng 5% tổng số người sử dụng ma túy ở tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) và khoảng 50% là trẻ em (dưới 16 tuổi).

Thời gian tới, do tác động của tình hình ma túy khu vực và thế giới, tình hình tệ nạn ma túy ở Việt Nam sẽ còn diễn biến phức tạp. Tội phạm về ma túy liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, địa bàn hoạt động và mang tính quốc tế cao hơn; gắn kết chặt chẽ với các loại tội phạm tham nhũng, rửa tiền và buôn bán vũ khí; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để buôn bán, điều chế ma túy tổng hợp ở trong nước. 

Số người sử dụng các loại ma túy tổng hợp, tân dược gây nghiện và các loại ma túy mới có xu hướng gia tăng, tập trung nhiều vào đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ở khu vực đô thị. Nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa còn tiềm ẩn ở nhiều địa phương. Vì vậy, nếu không có những giải pháp đồng bộ, lâu dài, tệ nạn ma túy có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát, để lại hậu quả nghiêm trọng, khó lường cho xã hội.

Áp dụng biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống ma túy

Để sớm đẩy lùi, tiến tới loại trừ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội thì bên cạnh công tác đấu tranh triệt xóa thì việc giáo dục phòng chống ma túy cũng cần được ưu tiên lên hàng đầu của mỗi quốc gia. 

Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cha mẹ, học sinh cấp THCS, THPT của Viện PSD được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sẽ góp phần bổ sung thêm giải pháp giải quyết tận gốc tệ nạn ma túy.Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cha mẹ, học sinh cấp THCS, THPT của Viện PSD được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sẽ góp phần bổ sung thêm giải pháp giải quyết tận gốc tệ nạn ma túy. (Ảnh: PSD)

Mỗi quốc gia phải làm tốt công tác phòng ngừa, thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ma túy nhằm nâng cao nhận thức và ý thức phòng, chống ma túy trong nhân dân. Thúc đẩy các ban, ngành, tổ chức xã hội trong việc chung tay góp sức cùng Công an toàn tỉnh trong công tác phòng, chống và kiểm soát các chất ma túy.

Cụ thể, tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy với tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy đến từng người dân, từng hộ gia đình.

Nội dung giáo dục, tuyên truyền chủ yếu về tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện, gia đình và xã hội; cách nhận biết các chất ma túy mới như “cỏ mỹ”, “bóng cười”, “tem giấy”, các loại ma túy tổng hợp (hàng đá)…; dấu hiệu nhận biết người nghiện, hậu quả pháp lý đối với các hành vi vi phạm; các biện pháp phòng tránh khi bị lôi kéo, rủ rê; thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm ma túy; phát động phong trào tham gia phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn và tội phạm ma túy.

Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng, chống và kiểm soát ma túy. Từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do ma túy gây ra nhằm tạo môi trường xã hội trong sạch lành mạnh phục vụ phát triển đất nước.

Có thể nói, giáo dục phòng chống ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội. 

Vai trò của trường học trong việc giáo dục phòng chống ma túy học đường cho học sinh - sinh viên là vô cùng quan trọng. Trong đó, yêu cầu phải có một bộ sách phòng chống ma túy chính thống, phù hợp với từng độ tuổi dành riêng cho đối tượng này đang ngày càng trở nên cấp bách.

Trên thực tế, nhiều em học sinh - sinh viên còn thiếu hiểu biết đúng đắn về ma túy và tác hại nguy hiểm của ma túy, chưa biết cách từ chối hoặc tố giác nếu bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo. Mặt khác, các em cũng chưa hiểu rõ các quy định pháp luật về tội phạm ma túy. Để khắc phục những điều này, với mong muốn bổ sung kiến thức, kỹ năng cho các em học sinh, sinh viên, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Phòng chống ma túy (PSD) đã hoàn thành bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cha mẹ, học sinh cấp THCS, THPT và được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định.

Bộ tài liệu là kết quả sau nhiều năm tích cực tiến hành khảo sát, nghiên cứu cùng với sự tâm huyết của tập thể gồm 27 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực: tâm lý, y học, sinh học thần kinh, xã hội học… Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” gồm 4 cuốn: Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học cơ sở; Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học phổ thông, Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho cha mẹ học sinh; Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sách do Viện PSD biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, NXB Y học phát hành. Sách được giới thiệu trên trang chủ của NXB Y học. Các bậc phụ huynh, học sinh và giáo viên quan tâm đều có thể tìm mua để đọc.

 HOÀNG HUYỀN

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.