Phụ huynh “mù mờ”, học sinh “thờ ơ” với việc phòng chống ma túy

Chia sẻ

Không gia đình nào muốn con em mình sa vào con đường nghiện ngập. Nhưng khi được tuyên truyền, vận động tham gia vào công tác phòng chống ma túy, các gia đình lại thờ ơ, bàng quan. Cứ như vậy thì đến bao giờ ma túy mới được đẩy lùi khỏi giới trẻ Việt Nam?

Ông Lê Trung Tuấn - Giám đốc Trung tâm PSD cho biết: Hiện nay ma túy đã xâm nhập vào nhiều trường học và biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau.Ông Lê Trung Tuấn - Giám đốc Trung tâm PSD cho biết: Hiện nay ma túy đã xâm nhập vào nhiều trường học và biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. (Ảnh: PSD)

Phụ huynh thiếu hiểu biết về công tác phòng chống ma túy

Ông Lê Trung Tuấn - Giám đốc Trung tâm PSD cho biết: Hiện nay ma túy đã xâm nhập vào nhiều trường học và biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau, các thầy cô giáo và phụ huynh rất khó phát hiện,tỉ lệ trung bình học sinh các trường sử dụng ma túy từ 0,3 -0,5%, thậm chí có trường lên đến 9,8%. 

Tỉ lệ cao như vậy nhưng nhiều bậc phụ huynh thừa nhận, từ trước đến nay chưa thực sự hiểu sâu về tệ nạn ma túy, cách phát hiện và phòng tránh sử dụng ma túy trong học đường. "Chúng tôi cũng chỉ nghe qua báo đài và căn dặn con mình không được sử dụng ma túy, cảnh giác để không bị bạn bè rủ rê nghiện ngập, chứ chưa hiểu sâu về tệ nạn này. Quan trọng là cách phát hiện, phòng chống sử dụng ma túy. Nếu phụ huynh có kiến thức tốt thì tôi nghĩ việc phòng chống sử dụng ma túy trong học đường sẽ đạt hiệu quả cao", chị Lê Thị Mai (phụ huynh học sinh trường THCS Khương Đình) chia sẻ.

Trong cuộc khảo sát của Viện PSD với hơn 5.000 cha mẹ, thật sự ngạc nhiên và lo lắng vì có tới 68,7% cha mẹ không biết đến những loại ma túy trá hình nguy hiểm trong các thực phẩm, đồ ăn, nước uống. Điều đó cho thấy họ chưa có nhận biết đúng và đầy đủ về ma túy cũng như các kỹ năng để phát hiện và ngăn ngừa con em mình khỏi ma túy. 

Yếu tố gia đình dường như đang bị gạt ra bên lề của cuộc chiến phòng chống ma túy mặc dù học sinh sinh viên là đối tượng đang trong sự quản lý, giáo dục của gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi, thân thiết, thường xuyên ở bên cạnh con cái, việc chăm sóc con cái không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của họ. Thế nhưng dường như trách nhiệm và nghĩa vụ giáo dục con cái tránh xa tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy đang bị nhiều gia đình bỏ ngỏ.

Gia đình an toàn là cách  phòng ma túy hiệu quả nhất

Không gia đình nào lại có mong muốn con em mình sa vào con đường nghiện ngập, tội lỗi. Tuy nhiên cũng phải đối diện với 1 sự thật là hàng ngày, hàng giờ vẫn có không ít bạn trẻ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường đó. Để giảm thiểu tệ nạn ma túy lây lan trong cộng đồng cũng như vì môi trường sống an toàn, lành mạnh cho nhân dân, cùng với việc tăng cường kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tội phạm buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, yếu tố gia đình và cộng đồng cũng trở nên hết sức quan trọng.

Mỗi bạn trẻ cần nhận thức đúng đắn về ma túy, có thái độ sống tích cực cũng như dũng cảm vượt qua mọi cám dỗMỗi bạn trẻ cần nhận thức đúng đắn về ma túy, có thái độ sống tích cực cũng như dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ (Ảnh: PSD)

Muốn con em mình không sa đà vào ma túy, trước tiên cha mẹ phải làm gương tốt cho con trong lối sống, cách ứng xử. Một khi gia đình hoà thuận sẽ tạo cho con em họ ổn định về mặt tâm lý, hình thành nhân cách tốt. Cha mẹ cũng cần quan tâm đến đời tư của con em mình, định hướng cho các em các mối quan hệ để các em có thể lường trước được mọi vấn đề, nhất là đối với các em đang tuổi vị thành niên.

Trường hợp trẻ vị thành niên nghiện ma túy, gia đình thay vì hắt hủi, la mắng, hãy động viên, an ủi cũng như tạo điều kiện để giúp các em cai nghiện thành công. Sau khi cai nghiện trở về, các em vẫn có thể tái nghiện do bản thân chưa đủ quyết tâm, bị bạn bè xấu lôi kéo.

Thực tế có rất nhiều gia đình coi nhẹ việc quản lý, giáo dục con cái, thậm chí ruồng bỏ, né tránh trách nhiệm khi trẻ sa ngã. Có gia đình lại quá nuông chiều, khi phát hiện con mình nghiện chỉ một mực tìm cách bao che, dung túng. Việc phòng chống tệ nạn ma túy không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần một phong trào quần chúng rộng rãi, có tính xã hội cao.

Để công tác phòng chống ma túy đạt hiệu quả cần phải có sự chung tay của các gia đình, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý giáo dục thành viên. Song mỗi bạn trẻ cần nhận thức đúng đắn về ma túy, có thái độ sống tích cực cũng như dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ, nói không với ma túy để đẩy lùi tệ nạn ma túy đang diễn ra hàng ngày.

 HOÀNG HUYỀN

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.